Là huyện công nghiệp mới của tỉnh Bắc Ninh có số đơn vị sử dụng lao động lớn bao gồm các Công ty cổ phần, Công ty liên doanh với nước ngoài và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.., số lượng lao động cao, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2017, huyện Yên Phong có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, đơn vị được thành lập mới tuy nhiên tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH còn thấp. Để đảm bảo cho công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định BHXH huyện Yên Phong đã phổ biến tới hầu hết các đơn vị SDLĐ để họ thực sự hiểu và quan tâm đến chính sách BHXH qua đó thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ. Hiện tại đơn vị đăng ký kinh doanh mới, BHXH huyện hàng tháng phối hợp danh sách của sở kế hoạch đầu tư các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đăng ký tham gia sẽ gửi công văn yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH.
Mỗi đơn vị tham gia đều có các đặc điểm và tích chất khác nhau để quản lý đối tượng tham gia được thuận lợi BHXH chia các đơn vị thành 8 loai hình đơn vị quản lý bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn; Ngoài công lập; Phường, xã, thị trấn; Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và Cán bộ xã phường không chuyên trách.
Theo điều 4, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị
với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Bảng 4.1. Số đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo loại hình đơn vị SDLD STT Loại hình 2015 (Đơn vị SDLĐ) 2016 (Đơn vị SDLĐ) 2017 (Đơn vị SDLĐ) So sánh (%) 16/15 17/16 Bình quân 1 Doanh nghiệp NN 9 8 8 88.9 100.0 94.29 2 DN có vốn ĐTNN 79 87 100 110.0 115.0 112.47 3 DN ngoài QD 75 99 123 132.0 124.0 127.94 4 HCSN, Đảng, Đoàn 87 90 90 103.0 100.0 101.49 5 Ngoài công lập 3 3 5 100.0 167.0 129.23 6 Phường, xã, thị trấn 14 14 14 100.0 100.0 100.00 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 11 9 9 82.0 100.0 90.55 8 Cán bộ xã phường KCT 0 14 14 - 100.0 - Tổng 278 324 363 117 112 114.47
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Theo bảng 4.1, năm 2015 BHXH huyện Yên Phong quản lý tổng số là 278 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, tính đến hến năm 2017 đã tăng thêm 85 đơn vị so với năm 2015 đạt 363 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH (tăng 30,58%). Số liệu diễn biến qua các năm của từng loại hình đơn vị tham gia BHXH của các đơn vị thuộc khối DN có vốn ĐTNN, DNNQD có xu hướng tăng mạnh. Khối DNNN; HCSN, Đảng, Đoàn; Ngoài công lập; Phường, xã, thị trấn Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác biến động ít, từ năm 2016 có một khối mới là Cán bộ xã phường KCT, số lượng khối này bằng chính khối lượng của khối Phường, xã, thị trấn.
Bảng 4.2: Biến động số đơn vị tham gia BHXH hàng năm ở huyện Yên Phong, giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Đơn vị
STT Năm 2015 2016 2017
1 Số đơn vị tăng mới 38 60 65 2 Số đơn vị giảm hẳn 17 14 26
Bảng 4.2 cho thấy, số đơn vị tăng mới cũng như tham gia BHXH từ năm 2015 đến 2017 có đều có xu hướng tăng dần, năm 2017 có 65 đơn vị tăng mới so với 38 đơn vị năm 2015. Tuy nhiên quan hàng năm không phải đơn vị nào cũng hoạt động thành công có những đơn vị phải tiến hành phá sản hoặc sát nhập dừng tham gia BHXH, số lượng đơn vị giảm hẳn này cũng gia tăng năm 2015 có 17 đơn vị sang năm 2017 tăng lên đến 26 đơn vị như vậy qua 3 năm BHXH huyện Yên Phong có tổng cộng 163 đơn vị tham gia mới và 57 đơn vị phải giảm hẳn ngừng đóng BHXH. Đối với các đơn vị ngừng đóng BHXH kéo theo hàng loạt NLĐ cũng dừng tham gia, BHXH huyện tiến hành tất toán với đơn vị và chốt sổ BHXH đối với NLĐ.
Thông qua việc đơn vị mới tham gia thông báo thang bảng lương, phối hợp với Phòng LĐTB&XH huyện, cơ quan BHXH huyện nắm được số lượng lao động thuộc diện tham gia bắt buộc BHXH.
Bảng 4.3. Số lao động tham gia BHXH theo loại hình đơn vị sử dụng lao động ở huyện Yên Phong
STT Loại hình 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16 Bình quân 1 Doanh nghiệp NN 756 818 985 108 120 113.84 2 DN có vốn ĐTNN 73.886 78.532 82,327 106 105 105.50 3 DN ngoài QD 1.707 1.987 2,711 116 136 125.60 4 HCSN, Đảng, Đoàn 2.709 2.656 2,825 98 106 101.92 5 Ngoài công lập 26 22 29 85 132 105.92 6 Phường, xã, thị trấn 230 279 279 121 100 110.00 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 32 35 30 109 86 96.82 8 Cán bộ xã phường KCT 0 83 105 0 127 - Tổng 79.346 84.412 89.291 106 106 106.00
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Từ bảng số liệu 4.3 cho ta thấy: Qua các năm tổng số NLĐ tham gia đều có xu hướng tăng từ năm 2015 – 2017. Xét về tỷ trọng lao động thì khối DN có vốn ĐTNN cao nhất, HCSN, Đảng, Đoàn; DN ngoài QD; DN NN; Phường, xã,
thị trấn; Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác khối ngoài công lập. Từ năm 2016 có thêm khối cán bộ xã phường KCT, khối này có số NLĐ tham gia thấp.
Số lao động trong các khối ngoài công lập, Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, Phường, xã, thị trấn có xu hướng biến động ít, không thay đổi nhiều. Khối DN NN có biến động không đồng đều, năm 2017 tăng 229 lao động so với năm 2015. Khối DN có vốn ĐTNN là chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất, sau đó tới khối HCSN, và DN ngoài QD. Năm 2015, khối DN có vốn ĐTNN có số LĐ chiếm 93,12% so với tổng LĐ tham gia BHXH, khối HCSN số LĐ chiếm 3,41% , khối DN ngoài QD số LĐ chiếm 2,15% Đến năm 2017, khối DN có vốn ĐTNN có số LĐ chiếm 92,20% tổng số LĐ tham gia BHXH, tiếp đến là khối HCSN với 3,16% và khối DN ngoài QD với 3,04%. Nhìn chung, số lao động khối DN có vốn ĐTNN tăng nhanh, với tốc độ tăng lớn. Do các DN này mở rộng sản xuất, và số DN có vốn ĐTNN cũng tăng cao qua các năm.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động tham gia BHXH ở huyện Yên Phong phân theo loại hình đơn vị SDLĐ năm 2017
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Qua biểu 4.1 về cơ cấu lao động, chúng ta thấy năm 2017 toàn huyện Yên Phong có 89.291 NLĐ tham gia BHXH, trong đó số NLĐ tham gia BHXH thuộc các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng cao nhất là 92,2%, sau đó là ở khối các đơn vị HCSN chiếm 3,16%,tiếp theo là khối DN ngoài QD với 3,04%, còn lại là số lao động tham gia BHXH thuộc các thành phần kinh tế khác.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện kế hoạch tham gia BHXH bắt buộc về số lượng lao động Chỉ tiêu 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16 Bình quân Kế hoạch 80.000 85.000 31.800 106,25 37,41 63,05 Thực hiện 79.346 84.412 32.677 106,38 38,71 64,17 Tỷ lệ (%) 99,18 99,31 102,76 - -
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Qua bảng 4.4 cho thấy hầu hết các năm có số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc chưa đạt được kế hoạch đề ra, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện kế hoạch tham gia BHXH bắt buộc về số lao động liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước cụ thể: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội năm 2015 là 79.346 lao động đạt 99,18%, năm 2016 tăng lên 84.412 người đạt 99,31% so với kế hoạch đặt ra. Đến năm 2017 đã tăng lên 102,76% so với kế hoạch đặt ra. Như vậy, cũng đã cho thấy nỗ lực không ngừng trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước và cũng là thành quả của việc sâu sát, tăng cường công tác thống kê, thu thập thông tin nhu cầu nguyện vọng của người lao động trong những năm qua của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH trên địa bàn.
Tuy vậy, không thể phủ nhận thực tế vẫn còn nhiều lao động chưa được tham gia, nhất là trong khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều cơ sở lao động chủ sử dụng lao động chưa khai báo đúng số lao động, hoặc dùng các thủ đoạn thuê lao động thời hạn dưới 3 tháng (hợp đồng lao động mang tính thời vụ) để trốn đóng BHXH cho người lao động thêm vào đó, chế tài xử phạt đối với các đơn vị không khai báo, khai báo không đủ và trốn đóng BHXH chủ yếu là xử phạt hành chính và mức phạt còn khá nhẹ so với tiền đơn vị sử dụng lao động phải bỏ ra nếu đóng BHXH cho người lao động. Vì vậy, nhiều đơn vị cố tình không đóng, chây ì đóng BHXH; một nguyên nhân khác là do chính đối tượng người lao động còn chưa nắm rõ các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH BB, sự cần thiết của việc tham gia BHXH, cộng thêm việc không được theo dõi, kiểm tra tình hình đóng BHXH của bản thân nên nhiều trường hợp người lao động vẫn bị trích lương đóng BHXH tuy nhiên thực tế doanh nghiệp lại không đóng cho người lao động. Đối với các HTX, cả người lao động và chủ quản lý đều không muốn tham
gia BHXH BB do một số bất cập trong chính sách về hưởng chế độ lương hưu, cụ thể như chúng ta đã biết luật BHXH quy định số năm người lao động tham gia BHXH phải đủ 20 và đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam thì được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, thành phần tham gia HTX có rất nhiều lao động tuổi đã cao. Vì vậy, nếu chỉ tham gia BHXH từ khi có quy định thì khi hết tuổi người lao động vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là muốn bảo vệ quyền lợi cho người lao động được tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được thuận tiện đòi hỏi công tác quản lý lao động, quản lý các cơ sở sử dụng lao động cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là tại các cơ sở sử dụng lao động ngoài công lập, hơn nữa cần có sự điều chỉnh về mặt chính sách phù hợp để đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện khuyến khích người lao động tham gia BHXH BB.
Trong 3 năm qua, so với số lao động đang làm việc trên địa bàn, số lao động tham gia BHXH còn rất thấp, không có khối nào tham gia đủ toàn bộ lao động. Mặc dù tỷ lệ tham gia BHXH chung của các đơn vị là có tăng qua các năm nhưng ở mỗi khối, loại hình đơn vị có số tham gia khác nhau và rất thấp. Tỷ lệ lao động ở khối DN NQD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài công lập mà đặc biệt là tỷ lệ lao động thuộc các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tham gia BHXH còn rất thấp; trong khi đó số lao động trong các đơn vị này chiếm một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là ở nhiều đơn vị sử dụng lao động chủ sử dụng lao động chưa khai báo đúng số lao động, hoặc dùng các thủ đoạn thuê lao động thời hạn dưới 3 tháng (hợp đồng lao động mang tính thời vụ) để trốn việc đóng BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, còn do các hộ kinh doanh cá thể quy mô nhỏ với số lượng lao động trong đơn vị ít nên chưa quan tâm đến việc tham gia BHXH cho các lao động đang làm việc tại đơn vị.