Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)

Yên Phong là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Bắc Ninh gồm 13 xã, 1 thị trấn với quy mô dân số năm 2015 là 143.617 người, chủ yếu là dân số ở độ tuổi từ 15-55 tuổi chiếm 60,81% dân số toàn huyện (Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2015)).

Từ năm 2011 – 2016, huyện Yên Phong đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành và vượt hầu hết các mục tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong đó, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân hàng năm đạt 13%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông nghiệp chiếm 18,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 47,2%; khu vực dịch vụ chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,54 triệu đồng, tăng 1,63 lần so với năm 2011. Thu ngân sách địa phương hàng năm đều hoàn thành vượt 20% so với chỉ tiêu được giao.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Phong đã tích cực chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Diện tích gieo trồng bình quân là 11.200 ha/năm, trong đó lúa là 10.200 ha. Năng suất lúa hàng năm đạt 60,2 tạ/ha, tổng sản lượng thóc đạt 60.100 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 426 kg. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 94,5 triệu đồng (tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2011).

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 501.641 tỷ đồng, tăng 410% só với năm 2011, đem lại nguồn thu hơn 2.600 tỷ đồng/năm cho ngân sách của tỉnh.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ phục vụ khu, cụm công nghiệp tiếp tục được chú trọng phát triển, tăng thu nhập cho người dân các địa phương khu vực lân cận.

Công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Chờ, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch văn hóa lịch sử được quan tâm chú trọng, các công trình công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng, hệ thống đường giao thông đã đạt kết quả

bước đầu như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; lập đồ án quy hoạch chung thị trấn Chờ và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giai đoạn 2016 – 2020, huyện Yên Phong sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, phấn đấu đạt tốc độ trưởng bình quân 8%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 55%; khu vực dịch vụ đạt 35%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; thu ngân sách tăng bình quân 16%/năm…

Sự phát triển công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội Yên Phong có bước tăng trưởng nhanh. Trong 5 năm 2013-2017, tăng trưởng kinh tế đạt 9%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Năm 2017 tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định, với những kết quả đáng khích lệ: Tổng sản phẩm GRDP địa phương ước đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 8,5 % so với năm 2016. Khu vực nông nghiệp 685 tỷ đồng, về giá trị tăng 0,5 % so với năm 2016; khu vực công nghiệp, xây dựng 1.700 tỷ đồng; khu vực dịch vụ 1.600 tỷ đồng, tăng 14,8 % so với năm 2016; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/ người/năm. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng tiếp tục được coi trọng. Công tác giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, kịp thời, hiện đã thành lập và đưa Trung tâm Hành chính công vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả.

Năm 2018, huyện Yên Phong phấn đấu một số chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 15.400 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương tăng 20 % so với dự toán tỉnh giao. Thu nhập bình quân đầu người 53 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 2,10 %. Phấn đấu có 03 xã: Yên Phụ, Trung Nghĩa và Văn Môn đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch vững mạnh (Lê Khải và Hoàng Hiển, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)