Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực tiễn quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam Việt Nam
2.2.1.1 Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển từ thời kỳ phong kiến, song các hoạt động của nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội. Trong thời kỳ bị thực dân pháp cai trị Việt nam mới bắt đầu hình thành cấp ngân sách độc lập của các thành phố, tỉnh và thị xã khác, cơ chế tài chính và hệ thống ngân sách ở nước ta mới được hình thành đầy đủ và hồn chỉnh. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước ta đã thực hiện quyền lực về Ngân sách nhà nước, đã có những chính sách mang tính cách mạng triệt để như sắc lệnh việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ thống thuế mới giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho nhân dân nghèo. Ở thời kỳ này, Ngân sách nhà nước tổ chức thành 2 cấp: Ngân sách trung ương và ngân
sách tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Hình thức phân cấp ở thời kỳ này phù hợp với mức độ phân cấp kinh tế mà mỗi chính quyền tỉnh, thành phố thuộc trung ương đảm nhận.
Từ năm 1976 vai trò vai trò kinh tế xã hội của các cấp chính quyền từng bước được nâng cao. Theo đó hệ thống ngân sách Nhà nước cũng được hoàn thiện dần cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế địi hỏi. Luật ngân sách nhà nước năm 2012 được bố trị lại theo đơn vị hành chính bao gồm:
- Ngân sách trung ương. - Ngân sách địa phương.
Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam là tổ chức theo mơ hình Nhà nước phi liên bang. Các cấp ngân sách nhà nước đều có mối liên hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau thơng qua việc phân cấp quản lý ngân sách nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp.
Trong hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam, ngân sách Trung ương đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động của ngân sách trung ương ảnh hưởng đến các mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước, chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hơi. Ngân sách địa phương là cơng cụ tài chính qua trọng trong việc giúp chính quyền địa phương thực hiện điều tiết vĩ mô nên kinh tế tại địa phương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách đặc thù tại địa phương, là công cụ giúp Nhà nước thực hiện giám sát đối với hoạt động kinh tế xã hội trên địa phương quản lý. Ngân sách địa phương gồm:
+ Ngân sách tỉnh + Ngân sách huyện + Ngân sách cấp xã
2.2.1.2 Quy trình quản lý chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Chu trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước là quá trình từ khi hình thành ngân sách cho tới khi kết thúc ngân sách để chuyển sang Ngân sách mới, Luật Ngân sách Nhà nước quy định tru trình này là một năm. Quá trình này bao gồm các khâu lập dự toán ngân sách, phê duyệt dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và quyết quyết ngân sách.
Quy trình ngân sách, xét về mặt thời gian, là quãng thời gian từ khi bắt đầu xây dựng ngân sách cho đến khi xét duyệt và cơng bố quyết tốn ngân sách.
và tổ chức nhà nước lớn, nhỏ từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Xét về mặt nội dung công việc, bao gồm việc lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.
Với ý nghĩa trên thì quy trình ngân sách khơng chỉ là một q trình nghiệp vụ kỹ thuật, công nghệ đơn thuần mà cịn chứa đựng mối quan hệ tài chính của các cấp chính quyền địa phương trong việc huy động, phân phối và sử dụng ngân sách cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền.
Là một quá trính phức tạp mà nội dung là giải quyết các quan hệ lợi ích khơng thể là một q trình tuỳ tiện mà phải có pháp luật điều chỉnh để tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành vi xử sự các quan hệ trên dưới.
Quy trình ngân sách địa phương gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Lập, xét duyệt và quyết định dự toán ngân sách địa phương Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự tốn thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh). Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hàng năm, vào tháng 6, Chính phủ ra chỉ thị về lập và chấp hành ngân sách năm kế hoạch, nêu phương hướng, nhiệm vụ, số kiểm tra và những vấn đề quan trọng cần thực hiện, thời gian thực hiện.
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chỉ thị của Chính phủ về các vấn đề trong năm kế hoạch, phương pháp sắp xếp và tính tốn các khoản thu, chi, các biểu mẫu lập ngân sách và cụ thể hoá về thời gian các bước lập ngân sách.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước đối với uỷ ban nhan dân cấp dưới và các ngành ở tỉnh và giao cho sở Tài chính Vật giá thực hiện việc lập dự toán ngân sách.
của Bộ Tài chính và uỷ ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn các sở (chuyên ngành), các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán ngân sách của đơn vị, tổng hợp gửi sở Tài chính Vật giá để kiểm tra, tổng hợp thành dự toán ngân sách tỉnh, bao gồm 2 bộ phận: Ngân sách cấp tỉnh và tổng hợp ngân sách của các huyện, thị xã.
Sau khi xét duyệt ngân sách của tỉnh, uỷ ban nhân dân tỉnh gửi một bản cho Chính phủ, một bản gửi cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra dự toán ngân sách tỉnh, thảo luận với tỉnh về các vấn đề ngân sách năm kế hoạch; tổng hợp dự toán ngân sách của tỉnh thành dự toán ngân sách địa phương.
Bộ Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách Trung ương và dự toán ngân sách địa phương trình ra Chính phủ để Chính phủ báo cáo với Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội vào cuối năm.
Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thơng báo dự tốn ngân sách cho uỷ ban nhân dân các địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách của Chính phủ giao, chỉnh lý lại dự tốn ngân sách của mình và trình ra hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định ngân sách địa phương (cấp dưới cũng làm công việc tương tự).
* Giai đoạn hai: Chấp hành ngân sách địa phương.
Sau khi dự toán ngân sách địa phương được hội đồng nhân dân quyết định, uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức thực hiện ngân sách (còn gọi là chấp hành ngân sách). Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ và hội đồng nhân dân cùng cấp về việc chấp hành ngân sách các địa phương. Các sở chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân cùng cấp về chấp hành ngân sách thuộc phạm vi mình.
Trong q trình chấp hành ngân sách, nếu số thu khơng đạt dự toán được duyệt, chủ tịch uỷ ban nhân dân được phép điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng, đồng thời báo cáo hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp gần nhất. Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngồi dự tốn nhưng khơng thể trì hỗn được mà khoản dự phịng ngân sách khơng đủ đáp ứng, thì phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Trường hợp quỹ ngân sách thiếu hụt tạm thời, phải sử dụng quỹ dự trữ tài chính để xử lý. Các khoản vay từ quỹ dự trữ tài chính đều phải hồn trả ngay trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Dự tốn ngân sách nhà nước phải điều chỉnh thì ngân sách địa phương cũng thực hiện việc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
*Giai đoạn ba: Quyết toán ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương có nhiệm vụ chấp hành trong thời gian trên và hết hiệu lực chấp hành sẽ đi vào quyết toán. Quyết toán ngân sách là tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấp hành ngân sách địa phương. Theo nguyên tắc đặt ra là quyết toán ngân sách phải làm từ cơ sở, cấp trên không được làm thay cấp dưới và phải thống nhất theo mục lục ngân sách đã đề ra. Quy trình lập quyết toán diễn ra như sau: Các đơn vị cơ sở ( như trường học, bệnh viện... ) lập quyết toán gửi lên đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị dự toán cấp I xét duyệt quyết toán các đơn vị trực thuộc và lập quyết toán của đơn vị gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp và uỷ ban nhân dân cùng cấp. Các cấp ngân sách bên dưới (xã lên huyện, huyện lên tỉnh) xét duyệt quyết toán các đơn vị dự tốn và lập quyết tốn của mình gửi lên Sở Tài chính- Vật giá và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Các cơng trình xây dựng cơ bản lập quyết tốn gửi cơ quan tài chính và uỷ ban nhân dân. Cơ quan thuế làm quyết toán thu với các doanh nghiệp và gửi quyết tốn cho sở Tài chính Vật giá và uỷ ban nhân dân. Cơ quan thuế phối hợp với Kho bạc làm quyết toán thu ngân sách địa phương gửi cơ quan tài chính và uỷ ban nhân dân. Cơ quan kho bạc cấp dưới làm quyết toán thu, chi quỹ ngân sách gửi cơ quan kho bạc cấp trên đồng thời gửi sở Tài chính vật giá và uỷ ban nhân dân. Sở Tài chính Vật giá chịu trách nhiệm xét duyệt các quyết toán gửi tới và lập quyết tốn ngân sách tỉnh để trình uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét (đồng thời gửi một bản quyết tốn cho Bộ Tài chính ). Sau khi uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết tốn ngân sách địa phương, sẽ trình hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận, phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương.
- Thứ ba, Việc phân bố sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của hệ thônge giáo dục.
- Thứ tư, Việc phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương án hiệu quả đối với việc sử dụng vốn của Nhà nước. Điều này không làm phát sinh các chi phí ngồi định mức, do đó kinh phí Nhà nước và nhân dân khơng bị phình ra…
- Thứ năm, việc phân cấp mạnh chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục cho các cấp ở các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho các địa phương phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính của địa phương.
- Thứ sáu, nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo về cơng việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.