Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2Hạn chế và nguyên nhân

4.2 Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp

4.2.2Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục thì vẫn cịn tồn tại một số vấn đề bất cập ở cả ba khâu trong quá trình quản lý cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất: Công tác lập dự toán của các cơ sở giáo dục chưa được coi trọng đúng mức với tầm quan trọng của nó; chưa sát với thực tế phát sinh tại đơn vị nên chất lượng dự toán do các đơn vị lập chưa cao.

Nhiều cơ sở giáo dục ở huyện Lục Ngạn chưa coi trọng công tác lập dự toán. Khi xây dựng dự tốn nhiều trường khơng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị mình để xác định cụ thể nhu cầu chi cho năm kế hoạch mà mới chỉ đánh giá được một cách qua loa, chủ yếu là dựa vào kế hoạch năm trước để xây dựng cho năm kế hoạch. Công tác đánh giá tình hình thực hiện dự tốn năm trước cũng khơng được các trường thực hiện một cách nghiêm túc nên chưa thấy được những hạn chế cần khắc phục cho khâu lập dự tốn tiếp theo. Do đó chất lượng dự toán các đơn vị lập chưa cao.

Ngồi ra cịn do trình độ đội ngũ kế tốn của các trường này cịn thấp nên không hiểu rõ được các qui định cũng như các chính sách mới về lập dự toán nên dự toán các đơn vị lập chưa rõ ràng với qui định được đặt ra. Nhu cầu chi tiêu hàng năm của sự nghiệp giáo dục còn chựu ảnh hưởng của nhân tố thị trường đặc biệt là tình hình giá cả. Do vậy sẽ khơng lường hết được những biến động xảy ra trong q trình lập dự tốn. Như trong năm 2015 tình hình lạm phát quá cao

khiến cho nhu cầu chi tăng lên điều đó là khơng lường trước được. Mặt khác nữa khả năng phân tích, dự đốn cịn kém nên ở các trường trong khi lập dự toán các chỉ tiêu đưa ra chưa thật hợp lý có thể thừa mục này và thiếu ở mục khác. Do vậy việc thực hiện và quyết toán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai: Cơ cấu chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục hiện nay chưa thật

hợp lý. Chi thanh toán cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất (tỷ trọng thực tế là 70,22% so với tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục) tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cán bộ giáo viên. Trước tình hình biến động về giá cả thị trường năm 2015 thì nhu cầu chi tiêu tăng lên trong khi thu nhập của cán bộ, viên chức sự nghiệp là giáo viên ngồi lương và các khoản phụ cấp thì họ thường khơng có thêm khoản thu nhập nào khác. Mặc dù mức lương cơ bản đã tăng lên nhưng mức thu nhập tăng thêm của cán bộ giáo viên chưa bù được mức tăng của giá cả nên việc chi tiêu của họ cịn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2015 khoản chi phúc lợi tập thể tăng lên chủ yếu là để hỗ trợ cán bộ giáo viên thu nhập thấp. Điều này cho thấy số lượng giáo viên có thu nhập thấp cịn khá lớn. Điều này cịn do khả năng tiết kiệm các khoản chi của các trường còn hạn chế nên nguồn để tăng thu nhập ngồi lương cho cán bộ giáo viên là cịn ít. Do đó để chất lượng giáo dục được đảm bảo thì trong thời gian tới phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên.

Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục nhưng hiện nay mức chi cho mục này còn thấp. Hiện nay nhiều trường mầm non, Tiểu học và THCS đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì việc trang bị các điều kiện tốt hơn cho nhu cầu giảng dạy là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhưng hiện này mức này là nhỏ không đáp ứng được các phương tiện cho nhu cầu giảng dạy mới. Khoản chi khác là quan trọng đối với hoạt động của sự nghiệp giáo dục nhưng mục chi này đang quá cao trong thời gian tới cần phải được giảm xuống để đảm bảo chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Điều này là do việc chi tiêu chưa thật sự tiết kiệm một số khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức như: chi hội nghị, cơng tác phí, chi tiếp khách.... . Hàng năm, chưa thực hiện việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả của các nhóm mục chi để rút ra những hạn chế và điều chỉnh các nhóm mục chi cho phù hợp hơn.

Thứ ba: Việc phân bổ theo bốn nhóm mục chi cho các trường được thực hiện ngay từ đầu năm điều này gây khó khăn cho hoạt động thường xuyên của

các trường. Việc phân bổ theo dự toán được duyệt của các đơn vị nhưng trong quá trình thực hiện do nhiều nhân tố tác động như: tình hình giá cả; sự thay đổi chính sách của Nhà nước ...nên phải có sự điều chỉnh cho phù hợp để các đơn vị có nguồn kinh phí hồn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn như: vào cuối năm 2013 do sự thay đổi chính sách về mức lương cơ bản nên để đảm bảo nguồn tăng lương cho cán bộ giáo viên thì ngồi nguồn tăng thu của đơn vị nếu khơng đủ thì ngân sách Nhà nước phải cấp bổ xung. Tuy nhiên, quy trình cấp bổ xung phải lặp lại qua nhiều bước, nhiều cơ quan tài chính xét duyệt nên đó làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị.

Thứ tư: Cấp phát theo phương thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước (theo

quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP) về qui trình điều hành, cấp phát ngân sách làm giảm hiệu lực của cơ quan tài chính trong q trình theo dõi, quản lý tình hình tài chính tại các cơ sở giáo dục. Điều đó là do khi thực hiện theo cơ chế quản lý mới thì các khoản chi của các trường được thực hiện trực tiếp tại Kho bạc khơng cần qua sự xét duyệt của Phịng Tài chính - Kế hoạch. Khi có nhu cầu chi tiêu thì các trường lập giấy rút dự tốn sau đó gửi Kho bạc Nhà nước huyện để rút chứ khơng cần phải qua sự xét duyệt của Phịng Tài chính như trước nữa. Điều đó làm cho nhiều khoản chi Phịng tài chính khơng khơng kiểm sốt được. Do đó thường gặp phải những khó khăn trong việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị dự toán.

Thứ năm: Báo cáo quyết toán của một số trường phải điều chỉnh, sửa chữa

dẫn đến tình trạng một số trường cịn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Điều này là do trình độ nghiệp vụ kế tốn của các cơ sở giáo dục chưa tốt, chủ yếu là trình độ trung cấp, chưa nắm kịp thời các chính sách chế độ mới về cơng tác quyết tốn. Trong số cán bộ kế tốn trường học, chỉ có khoảng hơn 70% cán bộ có thể đáp ứng được các u cầu cơ bản của cơng tác tài chính, số cán bộ cịn lại chỉ có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế tốn đơn giản. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kế tốn ở các trường học khơng có khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính, phần mềm hành chnh sự nghiệp vào cơng tác kế tốn. Cơng tác kế tốn tài chính vẫn thực hiện thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất hạn chế đó làm cho cơng tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian. nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán.

Thứ sáu: Việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng tính tự chủ cho các

nhiều hạn chế. Sự tự chủ của các trường chủ yếu mới giới hạn trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị do cấp trên quy định. Chẳng hạn khi thực hiện giao quyền tự chủ cho các trường thì mới thực hiện giao tự chủ việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp. Điều này gây khó khăn cho các trường khi huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Cho đến nay, các cơ quan cấp trên vẫn có xu hướng chi phối hoạt động của các cơ sở giáo dục như về cơ cấu tổ chức biên chế cán bộ giáo viên thì khi tăng giảm biên chế thủ trưởng các đơn vị vẫn chưa được quyết định mà vẫn phải thông qua cấp trên tuyển dụng.

Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ cịn gặp nhiêu khó khăn do đội ngũ kế tốn của các trường trình độ cịn thấp chưa hiểu hết được các qui định trong việc lập nên còn lúng túng trong việc xác đinh các chi tiêu về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản về nghiệp vụ chun mơn...Điều này cịn do việc thực hiện tự chủ còn qui định dựa vào mức thu mà các trường thu được mà những trường có mức thu thấp đặc biệt là các trường Tiểu học khơng có nguồn thu về học phí thì nhiều khoản tuy đã được đề ra nhưng khơng có kinh phí để thực hiện. Khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều trường đã tiết kiệm được chi và tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên. Tuy nhiên việc tăng thu nhập này cịn chưa đồng đều giữa các trường, có trường nguồn thu được nhiều trong khi nhu cầu chi tiêu lại ít thì nguồn để tăng thu cho cán bộ sẽ tăng lên. Cịn với những trường có nguồn thu thấp thì khoản giành cho việc tăng thu cho cán bộ giáo viên rất ít thậm chí là khơng có. Một trong những nguyên nhân là do khi thực hiện cấp kinh phí định mức theo đầu học sinh, ở những trường có cơ sở vật chất mới xây dựng, ổn định, cộng với đội ngũ trẻ, hệ số lương bình quân thấp, dễ dàng thực hiện tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên hơn những trường khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 101)