Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của
4.1.4 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho
cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn
4.1.4.1 Đánh giá tổng chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục
Lục Ngạn là một huyện miền núi, tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên cịn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, dân cư sống không tập chung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu, chi ngân sách hàng năm trên địa bàn; giá trị kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào cây vải thiều, các ngành lĩnh vực khác trình độ cịn thấp và quy mơ cịn nhỏ nên nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước để đảm bảo phát triển đồng đều các ngành, lĩnh vực là rất lớn. Và lĩnh vực giáo dục cũng là một ngành được huyện quan tâm ưu tiên đầu tư để làm cơ sở tạo đà cho phát triển nền kinh tế xã hội của huyện bền vững và ổn định. Để làm được như vậy, đòi hỏi huyện Lục Ngạn phải có chính sách chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phù hợp, tạo điều kiện phát triển chất lượng, quy mô ngành giáo dục.
Bảng 4.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi thường xuyên ngân sách huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015
Năm Chỉ tiêu 2013 ( Trđ) 2014 ( Trđ) 2015 ( Trđ)
(1) Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục 344.794,159 367.629,719 377.576,377 (2) Tổng chi thường xuyên ở huyện 1.658.540,334 1.729.430,450 1.930.541,330
So sánh (1) / (2) 20,788% 21,25% 17,48
Nguồn: phịng tài chính - kế hoạch huyện Lục Ngạn Từ bảng 4.4 trên thấy rằng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xun ngân sách tồn huyện. Điều đó cho thấy huyện đã quan tâm rất nhiều đến sự phát triển giáo dục. Năm 2014 tổng chi thường xuyên cho giáo dục tăng lên 22.835,56 triệu đồng tương đương tăng 6,62 % so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014 đã tăng lên 9.946,658 tăng 2,70%) và thường chiếm trên 17% so với tổng chi thường xuyên của huyện. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng chi cho giáo dục từ năm 2013 đến năm 2015 có giảm. Điều này là trong những năm gần đây chủ trương XHH giáo dục của Nhà nước được phát huy rất mạnh. Do đó
khoản đóng góp ngồi ngân sách được tăng lên đáng kể. Điều đó làm giảm được gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên còn phải dựa vào điều kiện và khả năng nguồn ngân sách của huyện trong từng năm mà khả năng đầu tư cho giáo dục mỗi năm là khác nhau nhưng đều tăng lên qua các năm.
Thực tế về tổng chi thương xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn cho thấy huyện đang chấp hành rất tốt đường lối chủ trương ưu tiên phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước.
4.1.4.2 Thực trạng chấp hành ngân sách
Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục, thực hiện chi theo cơ cấu bốn nhóm mục sau: Nhóm chi thanh tốn cá nhân, nhóm chi nghiệp vụ chun mơn, nhóm chi mua sắm sửa chữa, nhóm chi khác. Do nguồn thu của huyện vẫn còn giới hạn trong khi nhu cầu chi tiêu thì ngày càng tăng. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo cơ cấu chi một cách hợp lý và có hiệu quả. Nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định đòi hỏi huyện Lục Ngạn phải có chính sách chi cho giáo dục phù hợp, tạo điều kiện phát triển ngành giáo dục và thực sự coi “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Trong những năm qua số chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục theo các nhóm mục chi ở huyện Lục Ngạn ngày càng được tăng lên (Bảng 4.5). Điều đó chứng tỏ các cơ quan lãnh đạo, các cấp chính quyền ở huyện Lục Ngạn đã quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục. Số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng cả về số kế hoạch (KH) và số thực chi (TH). Số kế hoạch được lập tương đối sát với thực tế.
Trong các nhóm mục chi thì chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2015 số chi thực tế cho sự nghiệp giáo dục là 377.576,377 triệu đồng, trong đó chi thanh tốn cho cá nhân là: 265.145,350 triệu đồng (chiếm 70,222 % so với tổng chi thường xuyên của ngân sách cho sự nghiêp giáo dục). Điều này cũng dể hiểu vì đây là khoản chi đảm bảo bù đắp sức lao động cho cán bộ giáo viên và số lượng giáo viên ngày càng tăng lên qua các năm. Con người đóng vị trí quan trọng hàng đầu và đội ngũ giáo viên là nền tảng để hình thành nên nhân cách và kiến thức cho học sinh, giúp họ có một cách nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
Bảng 4.5. Đánh giá thực hiện chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục theo nhóm mục chi ở huyện Lục Ngạn giai đoạn năm 2013 – 2015.
Nội dung chi theo mục lục NSNN
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % Tổng chi thường xuyên 344.594,5 344.794,1 100,057 360.451,2 367.629,7 102,07 375.461,3 377.576,3 100,56
I. Chi thanh toán
cá nhân 264.230,1 264.310,4 100,03 263.950,7 264.954,4 100,38 264.954,4 265.145,3 100,007
II. Chi nghiệp vụ
chuyên môn 30.240,1 30.560,5 101,05 32.055,4 32.451,9 101,23 39.953,3 40.250,8 100,007
III. Chi mua sắm,
sửa chữa 14.951,8 15.160,4 101,39 21.051,3 21.532,7 102,28 22.050,9 22.157,9 100,48
IV. Chi khác 35.172,5 34.762,8 98,835 43.393,8 48.690,7 112,20 48.502,7 50.022,3 103,13
Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn
Do đó chất lượng giáo dục muốn nâng cao trước hết phải quan tâm đời sống của đội ngũ giáo viên, tạo cho họ tâm huyết với nghề, bên cạnh đó khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chun mơn nghề nghiệp. Đây là nguồn lực quan trọng trong việc đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực chi cho cán bộ giáo viên để họ an tâm hơn trong công tác giảng dạy.
Nhóm mục chi thứ hai là chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi này cũng tăng dần qua các năm ( cụ thể năm 2013 chi là 30.560,5 triệu đồng đến năm 2014 đã tăng thêm 1.494,9 triệu đồng). Do nhu cầu học tập và giảng dạy ngày càng cao nên đáp ứng tốt hơn phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao nghiệp vụ hơn nữa cho cán bộ giáo viên thì việc tăng cường nguồn chi cho mục này là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ chi cho nhóm mục này cịn thấp (năm 2015 chiếm tỷ lệ 10,66% so với tổng chi thường xuyên) chưa thấy được vai trị của chi cho nhóm mục này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhóm mục chi thứ ba là chi mua sắm, sửa chữa: Đây là nhóm mục chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị sử dụng cho công tác dạy và học, dùng để sửa chữa và duy tu lại các cơ sở vật chất đã xuống cấp là điều kiện cần thiết để thúc đẩy giáo dục phát triển. Năm 2015 chiếm khoản 5,86 % tổng chi thường xuyên cho giáo dục và tỷ lệ còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường.
Nhóm mục thứ 4 là mục chi khác. Khoản chi này bao gồm các mục chi chưa được xếp vào các nhóm mục chi trên nó bao gồm: chi kỷ niệm các ngày lễ lớn; chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự tốn; chi tiếp khách; các khoản khác…Đây là những khoản chi cần thiết đảm bảo cho hoạt động của công tác giáo dục. Tuy nhiên, so với chi mua sắm, sửa chữa thì khoản chi này đang quá lớn (năm 2015 chiếm 13,2% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS). Điều đó cho thấy việc chi tiêu của các trường cho nhóm mục chi này chưa thực sự tiết kiệm. Do đó trong thời gian tới cần phải có biện pháp để giảm khoản chi này cho phù hợp với tình hình hoạt động của từng đơn vị tránh sự lãng phí.
Cùng với sự phát triển chung nền kinh tế của huyện Lục Ngạn, tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ngày được tăng lên, thể hiện tỷ trọng của từng nhóm mục chi trong tổng chi Ngân sách cho sự nghiệp cũng tăng lên. Sự thay đổi đó do nhiều yếu tố: sự biến động về biên chế, giá cả thị trường, chế độ chính sách của Nhà nước… Tuy nhiên cơ cấu chi là chưa thực sự hợp lý có mục
chi cịn q cao, có mục chi cịn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Để tìm hiểu được từng mục chi, để đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục một cách sát thực hơn và để thấy được thực trạng về nội dung, cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp giao dục ta phải xem xét, đánh giá từng nhóm chi cụ thể:
* Đánh giá tình hình chi thanh tốn cho cá nhân
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Nhóm chi này bao gồm: Chi lương; phụ cấp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn; tiền cơng; thưởng và phúc lợi tập thể. Hiện nay Nhà nước có những chính sách quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ giáo viên thể hiện bằng việc số chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn và không ngừng tăng lên. Tình hình chi cho con người qua các năm được thể hiện chi tiết trong (bảng 4.6).
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đối với nhóm chi cho con người thì chi lương vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, so với dự toán năm 2013 là 264.310,4 triệu đồng thì trong năm 2014 đã tăng thêm 644 triệu đồng và dự toán đưa ra năm 2015 là 264.954,4 triệu đồng. Việc tăng lương này chủ yếu là do vào cuối năm 2013 Nhà nước đã có sự điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức từ 830.000đồng/tháng lên 1.150.000đồng/tháng. Điều này đã làm cho khoản chi lương vào năm 2014 và năm 2015 tăng lên đáng kể. Chứ việc tăng số lượng giáo viên trong các trường trong hai năm qua tăng là không nhiều. Điều này cho thấy số lượng giáo viên đã đáp ứng tương đối đủ đáp ứng nhu cầu về giáo viên cho công tác giảng dạy. Hiện nay với mức giá cả đang tăng cao thì thì mức lương hiện tại cho giáo viên còn quá thấp do vậy nhiều giáo viên mức thu nhập không đủ cho nhu cầu chi tiêu điều đó có thể làm cho nhiều giáo viên không tâm huyết với việc dạy học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc tăng nguồn chi lương qua các năm là rất hợp lý để góp phần nâng cao cuộc sống hàng ngày củacán bộ, giáo viên toàn ngành giáo dục huyện Lục Ngạn.
Bảng 4.6. Tình hình chi cho con người thuộc khối giáo dục huyện Lục Ngạn giai đoạn năm 2013 – 2015
Nhóm Mục
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH %
1 Chi thanh toán
cá nhân 264.230,1 264.310,4 100,03 263.950,7 264.954,4 100,38 264.954,4 265.145,3 100,007 101 Tiền lương 142.534,22 142.726,62 100,13 142.856,44 143.012,07 100,10 143.427,86 144.013,15 100,40 102 Tiền công 2.654,55 2.781,21 104,77 2.659,85 2.786,77 104,77 2.670,48 2.806,27 105,08 103 Phụ cấp lương 84.538,01 84.252,56 99,66 83.853,55 83.336,15 99,38 84.136,90 83.415,73 99,14 104 Tiền thưởng 1.199,45 1.202,50 100,25 1.201,84 1.204,90 100,25 1.206,64 1.213,33 100,55 105 Phúc lợi tập thể 521,00 520,60 99,9 522,04 521,64 99,92 524,12 573,80 109,47 106 Các khoản đóng góp 32.782,87 32.827,13 100,13 32.856,98 32.892,77 100,10 32.988,40 33.123,02 100,40
Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn
Trong q trình thực hiện dự tốn thì năm 2013 và năm 2014 đã vượt dự toán đề ra (Cụ thể năm 2013 vượt về số tương đối là 100,03% còn năm 2014 đã vượt 100,38% và năm 2015 vượt dự tốn là 100,007%). Điều này có thể được lý giải là do trong khâu lập dự tốn đã khơng lường hết được những phát sinh xảy ra và công tác quản lý các khoản vốn cấp phát chưa được đảm bảo. Tuy nhiên năm 2015 so với năm 2014 tình hình thực hiện chi lương so với dự toán đề ra đã sát với thực tế hơn, khoản vượt dự toán đã giảm. Đạt được con số này là do công tác lập dự tốn đã được chú trọng hơn (cơng tác đánh giá nhu cầu chi đã sát thực tế hơn), cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong q trình cấp phát nguồn kinh phí đã có phần chặt chẽ, tiết kiệm hơn.
Ngoài lương giáo viên còn được hưởng phụ cấp lương. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và cũng tương đối ổn định. Đây là khoản chi hỗ trợ nguồn thu nhập từ lương của giáo viên. Mặc dù lương của giáo viên những năm gần đây đã có nhiều cải cách nhưng để có thể đảm bảo cuộc sống của họ thì lương vẫn chưa đủ nên khoản chi phụ cấp sẽ là bổ sung thêm để giúp giáo viên có đời sống tốt hơn và yên tâm giảng dạy. Trong các năm qua tình hình thực hiện dự toán các khoản chi này đều được đảm bảo, năm 2013 đạt 99,66%; năm 2014 đạt 99,38%; năm 2015 đạt 99,14%. So với dự tốn chi lương thì việc lập dự tốn các khoản phụ cấp lương sát với thực tế hơn và chệnh lệch tăng giảm không nhiều so với dự toán đã đề ra. Điều này cần được phát huy trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên khoản chi này vẫn còn nhỏ, trong thời gian tới cần phải tăng hơn nữa khoản chi này.
Khoản chi BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định cuộc sống giáo viên khi đau ốm, khi gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động. Trong những năm qua khoản này cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của lương. Dự toán năm 2013 là 32.782,87 triệu đồng và đến năm 2015 đã tăng lên 340,15 triệu đồng và đạt được số tương đối là 101,03%. Đây là một con số rất tốt gần sát với dự toán được giao. Khoản chi về thưởng cho cán bộ giáo viên: Khoản này nhằm khuyến khích cho cán bộ giáo viên phấn đấu trong công các giảng dạy; tâm huyết với nghề và luôn luôn thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp với điều kiện mới. Năm 2013 số chi Ngân sách cho lĩnh vực này là: 1.202,50 triệu đồng đạt 100,25% so với kế hoạch; năm 2014 số chi là 1.204,90 triệu đồng đạt 100,25% so với kế hoạch và tới năm 2015 là 1.213,33 triệu đồng đạt 100,55%. Khoản chi
cho thưởng cán bộ giáo viên tăng lên qua các năm và điều này đáng khích lệ. Đây có thể coi là nguồn lực để động viên cán bộ giáo viên tích cực hơn trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Khoản chi cho phúc lợi tập thể: Năm 2013 là: 520,60 triệu đồng đạt 99,9% so với dự toán; Năm 2014 là 521,64 triệu đồng đạt 99,92% so với dự toán (tăng so với năm 2013 là 1,04 triệu đồng) và năm 2015 khoản chi này là 573,80 đạt 109,47 % so với dự toán. Khoản chi này tăng là do trợ cấp khó khăn thường xuyên tăng, trợ cấp khó khăn đột xuất tăng... Khoản chi này tăng lên qua các năm điều này cho thấy đời sống của cán bộ giáo viên cịn nhiều khó khăn.
Trong các khoản chi cho con người thì chi trả tiền công chiếm tỷ lệ khơng lớn và thường xun có sự thay đổi qua các năm. Năm 2013 chi 2.781,21 triệu đồng, năm 2014 chi 2.786,77 triệu đồng, năm 2015 chi 2.806,27 triệu đồng vượt dự toán đề ra. Đây là khoản chi trả phụ thuộc vào tính chất cơng việc, khối