Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 65)

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1 Tình hình chi ngân sách cho giáo dục của huyện Lục Ngạn

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đóng vai trò rất quan cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành giáo dục. Trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản này được lấy từ nguồn ngân sách huyện và kinh phí bổ xung của ngân sách tỉnh. Nguồn vốn này dùng để đảm bảo hoạt động bình thường của ngành giáo dục đồng thời dùng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới trường lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập.

Bảng 4.1. Tình hình đầu tư ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn giai đoạn từ năm 2013 – 2015

Năm 2013 (Trđ) C.C (%) 2014 (Trđ) C.C (%) 2015 (Trđ) C.C (%) Tổng chi thường xuyên 334.794,159 93,74 367.629,719 93,24 377.576,377 92,97 Tổng chi đầu tư

phát triển 22.445,323 6,26 26.657,431 6,76 28.576,234 7,03 Tổng ngân sách đầu

tư cho giáo dục 357.239,482 100 394.287,150 100 406.152,611 100 Nguồn: phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn Khi nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách Nhà nước ngày càng được tăng lên, đảm bảo cho huyện thực hiện được nhiệm vụ đề ra đối với ngành giáo dục. Với sự quan tâm của Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiểu học, Mầm non và THCS từ năm 2013 đến năm 2014 nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước đã tăng lên 10,37%. Năm 2015 so với năm 2014 nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho giáo dục đã tăng 3,0% (Bảng 4.1), điều này là do tổng vốn đầu tư phát triển cho giáo dục năm 2015 giảm đáng kể còn

tổng chi thường xuyên cho giáo dục tăng lên. Vào năm 2014 Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho việc tăng cường cơ sở vật chất nên đến năm 2015 về cơ bản cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu học tập nên số vốn này có giảm và giành nguồn lực hơn cho các khoản chi thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục. Năm 2013 nước ta đã thực hiện vải cách tiền lương tăng mưc lương cơ bản lên 1.150.000đồng/tháng. Do đó tổng khoản chi cho lương và các khoản có tính chất lương tăng lên làm cho tổng chi thường xuyên cho giáo dục của huyện tăng lên. Tăng lương cũng đồng nghĩa với việc đời sống của cán bộ giáo viên được cải thiện, đó là nguồn lực động viên đội ngũ giáo viên tâm huyết hơn với nghề theo đó chất lượng giáo dục cũng được tăng lên.

4.1.2 Tổ chức công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nghiệp giáo dục

Mô hình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nếu hợp lý sẽ là một trong các nhân tố có vai trò mang tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách Nhà nước .Hệ thống ngân sách nước ta chia làm 4 cấp (ngân sách TW, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã) tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chính các đơn vị hành chính. Ngân sách Nhà nước huyện Lục Ngạn là một cấp ngân sách và nó có trách nhiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn.

4.1.2.1 Mô hình quản lý chi ngân sách giáo dục ở địa bàn huyện Lục Ngạn

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Lục Ngạn Phòng Giáo dục huyện Luc Ngạn Tiểu học, Mầm non THCS

Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện đảm nhận chi toàn bộ cho giáo dục cấp Tiểu học và THCS, Mầm non do huyện quản lý.

- Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục Tiểu học. - Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục THCS.

Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính ngành giáo dục huyện Lục Ngạn đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường tính chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành giáo dục. Thông qua cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ- CP các cơ sở giáo dục và các cấp chính quyền địa phương cũng đã quan tâm tới việc tổ chức huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, cá nhân cho sự nghiệp giáo dục.

Việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục từ đó nó thúc đẩy Phòng tài chính phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và đổi mới phương thức quản lý đối với các trường. Khi thực hiện tự chủ các cơ sở giáo dục ở huyện Lục Ngạn sẽ thực hiện công tác quản lý tài chính một cách công khai, minh bạch thúc đẩy sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả hơn. Mọi khoản chi sẽ được xác định rõ khi xây dựng bản qui chế chi tiêu nội bộ của từng trường và gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi. Từ đó làm cho việc quản lý đối với các cơ sở giáo dục của Phòng tài chính sẽ thông thoáng, dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

4.1.2.2 Mô hình cấp phát vốn

Trong quá trình cấp phát kinh phí, Phòng Tài chính kết hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước huyện và Phòng Giáo dục để tăng cường công tác quản lý đạt kết quả cao. Mô hình cấp phát kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện được thể hiện như sơ đồ 4.2.

(2) (3)

(1)

2a 2b 2c

Sơ đồ 4.2. Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục ở địa bàn huyện Lục Ngạn

Giải thích sơ đồ:

(1). Phòng tài chính thông báo dự toán kinh phí của từng trường cho Kho bạc Nhà nước huyện trích chuyển trả dự toán đó sang tài khoản của từng trường

(2). Phòng tài chính huyện Lục Ngạn thông báo dự toán kinh phí cho Phòng giáo dục huyện Lục Ngạn. (3). Phòng tài chính huyện Lục Ngạn thông báo dự toán kinh phí cho từng trường.

(2a). Khi có nhu cầu chi tiêu, từng đơn vị thuộc khối Tiểu học đi rút tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện (Khoản 02: giáo dục Tiểu học) .

(2b). Khi có nhu cầu chi tiêu thì từng đơn vị thuộc khối Trung học cơ sở đi rút tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện (Khoản 03: giáo dục THCS).

Cấp phát dự toán kinh phí thì các trường phải ghi rõ giấy rút dự toán kinh phí sau đó Phòng tài chính chi ngân sách cho giáo dục Tiểu học và THCS theo chương 022 loại 14 khoản 02, 03.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn Phòng Giáo dục huyện Lục Ngạn Kho bạc Nhà nước huyện Lục Ngạn Khối Tiểu học THCS Khối Khối Mầm non

4.1.3 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục huyện Lục Ngạn dục huyện Lục Ngạn

* Quy trình lập dự toán

Lập dự toán chi là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả.

Sơ đồ 4.3. Quy trình lập dự toán ngân sách SNGD

Hàng năm căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục của HĐND - UBND huyện Lục Ngạn, tình hình dự toán chi năm trước, các định mức, chế độ quy định, hàng năm các trường (đơn vị dự toán cấp 3) hưởng kinh phí ngân sách Nhà nước tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Từ đó phòng tài chính huyện Lục Ngạn xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi lập xong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn gửi dự toán cho UBND huyện để UBND và HĐND huyện phê duyệt. Sau khi huyện phê duyệt thì phòng Tài chính - Kế hoạch huyện sẽ gửi dự toán này lên Sở tài chính tỉnh Bắc Giang.

Từ đó Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục xem xét và phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của huyện được Chủ tịch UBND tỉnh duyệt thì UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt, UBND ra quyết định cho Phòng Tài chính thông báo dự toán kinh phí cho các trường, tài khoản của các trường tại Kho bạc Nhà nước huyện lúc này đều là số tiền theo dự toán được duyệt.

Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghi định 43/2006/NĐ – CP thì việc lập dự toán của các trường sẽ được lập ổn định trong vòng 3 năm:

Căn cứ vào kết quả phân loại và Quyết định về giao quyền tự chủ tài chính cho các trường trong giai đoạn 2013 - 2015; Tình hình thực hiện dự toán năm 2013 và dự toán chi năm 2015 do đơn vị lập; Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2014 được Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang giao. Phòng tài chính thông báo dự toán kinh phí năm 2014 cho các trường như sau:

Hướng dẫn lập dự toán Lập và thảo luận dự toán NSGD Quyết định, phân bổ, giao dự toánNSGD

Chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp: Dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao năm 2014, phải bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của các các cơ sở giáo dục được ổn định trong 3 năm (2013 - 2015) và được xác định như sau:

Kinh phí NSNN giao năm 2014 =

Dự toán kinh phí NSNN giao năm 2013 (1) +

Mức kinh phí tăng thêm năm 2014 (2) Trong đó: (1) Dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao năm 2013 bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên được ổn định 3 năm (2013 - 2015) theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính cho các trường.

(2) Mức kinh phí tăng thêm năm 2014 cho hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước của từng trường do Sở tài chính quyết định, trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nhiệm vụ tăng thêm trong năm 2014 của các trường:

+ Chỉ tiêu học sinh, giáo viên tăng thêm trong năm học 2014 - 2015. + Các chỉ tiêu pháp lý khác có ảnh hưởng đến chi thường xuyên theo các lĩnh vực hoạt động giáo dục.

+ Các yếu tố và nhiệm vụ khác được giao tăng.

Bảng 4.3. Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015

Ngành học Năm học Mầm non (Trđ) Tiểu học (Trđ) THCS (Trđ) Tổng dự toán chi thường xuyên NSNN (Trđ) Năm 2013 68.704,821 158.693,920 117.395,418 344.794,159 Năm 2014 75.612.139 170.728,924 121.288,656 367.629,719 Năm 2015 80.753,706 174.104,845 122.717,827 377.576,377

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Ngạn Qua bảng 4.3 trên ta thấy được dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục tăng lên qua các năm. Điều đó nó thể hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nước trong việc phát triển một nền giáo dục toàn diện. Giáo dục, Mầm non, Tiểu học và THCS là ba cấp học có vai trò quan trọng trong giáo dục mầm non, phổ thông và là cơ sở để tạo ra nguồn lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Nội dung lập dự toán chi cho giáo dục gồm: - Đánh gía tình hình thực hiện chi năm trước

Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đóng vai trò rất quan trọng cho việc lập dự toán năm kế hoạch. Biết được những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện dự toán năm trước từ đó có biện pháp để xây dựng dự toán năm kế hoạch tốt hơn.

- Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoạch theo mục lục ngân sách hiện hành. Với việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo từng đối tượng chi, định mức chi và thời gian chi.

Với kế hoạch mua sắm, sửa chữa, cải tạo phải có kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể và đơn giá thực hiện. Tại cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua sắm sửa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáo dục và khả năng nguồn vốn ngân sách dự kiến có thể huy động dành cho khoản chi này. Với các khoản chi được sử dụng một phần số thu để chi, theo chế độ quy định các cơ sở giáo dục được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu - chi của đơn vị mình và mức đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

Với các khoản thu ngoài ngân sách như học phí, các khoản thu đóng góp xây dựng trường cũng cần phải lập dự toán thu, chi đầy đủ theo số học sinh dự kiến có mặt trong năm và các định mức thu, chi theo qui định hiện hành. Trên cơ sở đó mà phân bổ tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn vốn ngoài ngân sách.

Tổng quát lại các cơ sở giáo dục ở huyện Lục Ngạn đã nắm được cách lập dự toán cho đơn vị mình, song vẫn còn một số đơn vị việc lập dự toán còn chưa rõ ràng nên phải chỉnh sửa cho đúng. Điều này là các cơ sở giáo dục này chưa coi trọng công tác lập dự toán nên quá trình lập còn chưa nghiêm túc không sát với thực tế đơn vị. Ngoài ra còn do trình độ đội ngũ kế toán của các đơn vị này còn thấp nên không hiểu rõ được các qui định về lập dự toán; nhiều lần phải sửa lại khiến cho việc hoàn tất dự toán đơn vị còn chậm. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng của khâu lập dự toán thì huyện Lục Ngạn cần có những biện pháp, khoá học đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán cho các trường để khắc phục được tình trạng trên.

4.1.4 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn

4.1.4.1 Đánh giá tổng chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục

Lục Ngạn là một huyện miền núi, tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, dân cư sống không tập chung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu, chi ngân sách hàng năm trên địa bàn; giá trị kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào cây vải thiều, các ngành lĩnh vực khác trình độ còn thấp và quy mô còn nhỏ nên nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước để đảm bảo phát triển đồng đều các ngành, lĩnh vực là rất lớn. Và lĩnh vực giáo dục cũng là một ngành được huyện quan tâm ưu tiên đầu tư để làm cơ sở tạo đà cho phát triển nền kinh tế xã hội của huyện bền vững và ổn định. Để làm được như vậy, đòi hỏi huyện Lục Ngạn phải có chính sách chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phù hợp, tạo điều kiện phát triển chất lượng, quy mô ngành giáo dục.

Bảng 4.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi thường xuyên ngân sách huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015

Năm Chỉ tiêu 2013 ( Trđ) 2014 ( Trđ) 2015 ( Trđ)

(1) Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục 344.794,159 367.629,719 377.576,377 (2) Tổng chi thường xuyên ở huyện 1.658.540,334 1.729.430,450 1.930.541,330

So sánh (1) / (2) 20,788% 21,25% 17,48

Nguồn: phòng tài chính - kế hoạch huyện Lục Ngạn Từ bảng 4.4 trên thấy rằng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên ngân sách toàn huyện. Điều đó cho thấy huyện đã quan tâm rất nhiều đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)