Khái quát chung tình hình giáo dụ cở huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 63)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5 Khái quát chung tình hình giáo dụ cở huyện Lục Ngạn

3.1.5.1 Quy mơ phát triển

Hồ mình với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì ngành giáo dục cũng đã có những chuyển biến đáng mừng. Nó thể hiện ở quy mơ các cấp học, ở vùng của huyện đều phát triển vượt bậc, với tốc độ cao. Điều này có thể thấy rõ hơn trong bảng sau:

Bảng 3.4. Quy mô phát triển giáo dục Tiểu học, THCS và mầm non ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Số trường Số lớp Số học sinh

Năm Học Chỉ tiêu 2013- 2014 2014 - 2015 2013 - 2014 2014 - 2015 20 13 - 2014 2014 – 2015 Tiểu học 35 37 511 543 17.890 17.981 THCS 31 32 415 430 15.432 15.718 Mầm non 31 32 384 396 15.360 15.840

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Lục Ngạn Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con em cán bộ công nhân, nhân dân trên địa bàn huyện, thực hiện quy chế đổi mới quy mô, chất lượng giáo dục của Nhà nước ta, trong những năm gần đây huyện không ngừng đầu tư, tập trung nhiều nguồn kinh phí để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều phòng học, trường học cao tầng. Mua sắm thêm nhiều trang thiết bị phục vụ tốt cho công việc dạy và học. Huyện đã đạt được nhiều thành tích trong cơng tác giáo dục. Quy mô giáo dục đã phát triển ở tất cả các vùng, các cấp học thể hiện ở báo cáo tổng kết năm học của các năm như sau:

Đối với học Mầm non đã được đầu tư xây dựng mới trường Mần non Biên sơn, Trường mầm non Tân Sơn… nên tổng số trường Tiểu học của huyện tăng lên từ 31 lên 32 trường (trong đó 32 trường đều là trường cơng lập) trong năm 2013 – 2014. Cùng với đó số lớp và số học sinh cũng đã tăng lên đáng kể, toàn

huyện đã huy động được hầu hết số trẻ 4 tuổi đi học lớp mẫu giáo, đảm báo đúng độ tuổi và khơng có học sinh bỏ học; đáp ứng 100% học sinh các trường mẫu giáo được học bán trú 2 buổi/ngày.

Đối với cấp Tiểu học đã được đầu tư xây dựng mới trường Tiều học Thanh Hải I nên tổng số trường Tiểu học của huyện tăng lên từ 31 lên 32 trường (trong đó 32 trường đều là trường cơng lập) trong năm 2013 – 2014. Cùng với đó số lớp và số học sinh cũng đã tăng lên đáng kể, toàn huyện đã huy động được hầu hết số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1, khơng có học sinh bỏ học; huy động được 85% trẻ khuyết tật còn sức khoẻ ra lớp hoà nhập. Số lớp tăng lên sẽ đảm bảo cho chất lượng dạy và học được nâng cao; đáp ứng 100% học sinh các trường Tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Khối trường THCS số trường vẫn dừng lại ở 37 trường (trong đó 37 trường đều là trường cơng lập). Nhưng để đáp ứng nhu cầu số học sinh tăng lên các trường đã được nâng cấp và xây dựng thêm nhiều phòng học hơn cụ thể đã tăng lên 6 lớp học mới. Trường trong đã huy động được 100% học sinh lớp 5 vào học lớp 6 ; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dười 0,1%. Số lớp tăng lên nhưng chưa đáp ứng được đủ số lớp học để đảm bảo tổ chức cho học sinh 2 buổi/ngày mà mới chỉ có 30/37 trường đã tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81% (Các trường THCS Sơn Hải, THCS Kiên Thành, THCS Thanh Hải, Trường THCS Đèo Gia… chưa tổ chức học 2 buổi/ ngày).

Tóm lại, trong các năm qua các khối Tiểu học, THCS đã đạt được những mục tiêu đề ra, số trường, số lớp, số học sinh đều tăng là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên khối THCS cần phải được đầu tư hơn nữa để đảm bảo đủ lớp học đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh.

3.1.5.2 Chất lượng giáo dục toàn diện

Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước cũng như của Đảng bộ huyện Lục Ngạn, cùng với sự nỗ lực của các thầy trò các trường trong Huyện, chất lượng giáo dục huyện Lục Ngạn đã đạt được những thành tựu đáng kể:

Về chất lượng giáo dục đạo đức: Trong những năm qua đã đạt đựơc nhiều kết quả tốt: Từ giáo dục Tiểu học đến THCS đều duy trì hoạt động giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức trong các nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức và rèn luyện sức khoẻ các trường Tiểu học và THCS bám sát chủ đề hoạt động đoàn đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đổi mới các tiết sinh hoạt

lớp và sinh hoạt dưới cờ. Giáo dục truyền thống trong các nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú .

Các trường đã cho học sinh làm bản cam kết: thực hiện tốt nội quy của nhà trường, thực hiện tốt an tồn giao thơng, “ Nói khơng với ma tuý” và phong trào chống tệ nạn xã hội. Phong trào nếp sống đạo đức tốt, biểu dương “người tốt việc tốt” đã được phát động trong các nhà trường. Kết quả chất lượng giáo dục đạo đức được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Chất lượng giáo dục đạo đức Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015

Ngành học Tiểu Học THCS Năm học Chỉ tiêu 2013-2014 2014 - 2015 2013 – 2014 2014 – 2015 Tốt 93,50% 96,80% 70% 70,20% Khá 6,50% 4,20% 26,50% 27% Trung bình 0% 0% 3% 2,5% Yếu, Kém 0% 0% 0,5% 0,3%

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Lục Ngạn Nhìn vào bảng 3.5 có thể thấy cơng tác giáo dục đào tạo ở các trường khối Tiểu học và THCS đã đạt được những kết quả khá cao. Trong năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013 ở khối Tiểu học thì các học sinh đều đạt kết quả Khá và Tốt khơng có học sinh nào xếp loai Trung bình, Yếu, Kém. Đặc biệt tỷ lệ học sinh đạt loại Tốt tăng lên đáng kể (từ 93,5% lên tới 96,8%). Điều đó cho thấy giáo dục Tiểu học đã đạt được thành tích khá tốt. Cịn ở khối THCS thì tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức Tốt cũng tăng lên và tỷ lệ học sinh xếp loại Yếu, Kém cũng từng bước giảm đi (từ 0,5% xuống cịn 0,3%). Từ đó thấy được sự nỗ lực rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức của huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa trong giáo dục đạo đức THCS để tỷ lệ đạt Tốt, Khá cao hơn nữa còn tỷ lệ học sinh Trung bình, Yếu, Kém giảm hơn nữa đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Về chất lượng giáo dục văn hoá: Bên cạnh việc tăng cường chất lượng giáo dục đạo đức thì cơng tác giáo dục văn hố cũng là nhân tố rất quan trọng. Giáo dục văn hoá thể hiện khả năng và sự nỗ lực của học sinh trong quá trình học tập ở trường. Tại hầu hết các trường ở huyện Lục Ngạn học sinh Tiểu học và THCS trong các nhà trường đã được rèn luyện nề nếp chuyên cần học tập, chăm

chú nghe giảng. Đổi mới dạy, đổi mới học trong các tiết học, học sinh đã được phát huy trí lực,tích cực phát biểu xây dựng bài để hiểu bài ngay tại lớp. Phong tráo phấn đấu vươn lên đạt học sinh Khá - Giỏi đã được 100% các trường phát động. Chất lượng giáo dục văn hoá của huyện Lục Ngạn trong những năm qua đã đạt kết quả rất cao. Được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.6. Chất lượng giáo dục văn hoá Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn giai đoạn từ năm 2013 – 2015

Ngành học Tiểu Học THCS Năm Học Chỉ tiêu 2013 – 2014 2014 - 2015 20 13 - 2014 2014 – 2015 Giỏi 48,70% 48,90% 24,2% 26,3% Khá 33,90% 34,60% 38,0% 38,7% Trung bình 14% 12,5% 29,1% 27,3% Yếu 3,4% 4% 7,6% 6,8% Kém 0% 0% 1,1% 0,9%

Nguồn: Phịng giáo dục huyện Lục Ngạn Nhìn chung khối Tiểu học về kết quả xếp loại văn hoá tăng giảm rất đồng đều trong đó học sinh Giỏi đã tăng lên từ 47,7% đến 48,9%, học sinh Khá tăng lên từ 33,9% đến 34,6% trong hai năm học. Tuy nhiên tỷ lệ tăng chưa cao. Trong khi đó số học sinh Yếu lại tăng lên đây là một hạn chế mà các trường cần phải sớm khắc phục để các trường khơng cịn học sinh Yếu, tiến tới phấn đấu đạt 100% học sinh Khá, Giỏi. Để thực hiện được như vậy thì phải có cách đổi mới phương pháp dạy và học.

Đối với khối THCS, giai đoạn 2011 – 2012 và 2012 – 2013 đã đạt được thành tích rất đáng khích lệ. Tỷ lệ học sinh Giỏi, Khá tăng lên và tỷ lệ học sinh Trung bình, Yếu, Kém giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất thì phải giảm được tỷ lệ học sinh Yếu, Kém xuống mức thấp nhất. Trong khi đó tỷ lệ này đối với các trường THCS là vẫn còn cao. Qua bảng 3.6 trên thì thấy chất lượng học sinh chưa đồng đều, tỷ lệ Giỏi chưa cao nhưng tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình, Yếu, Kém đang cịn ở mức độ rất cao nhất là đối với giáo dục THCS. Do vậy, cần phải có biện pháp tích cực hơn trong công tác giáo dục Tiểu học và THCS.

Như vậy năm học 2012 - 2013 ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả tốt. Trong những năm tới cần cố gắng phát huy hơn nữa,

giảm tỷ lệ học sinh lưu ban và yếu kém xuống đồng thời có những biện pháp phát triển đồng đều chất lượng dạy và học giữa các trường để đạt được những kết quả cao hơn nữa.

3.1.5.3 Xây dựng các điều kiện củng cố phát triển sự nghiệp giáo dục

Giáo dục là yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước. Do vậy phải xây dựng các yếu tố để thúc đẩy giáo dục phát triển. Yếu tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên và điều kiện về cơ sở vật chất.

Yếu tố thứ nhất là về điều kiện cơ sở vật chất

Với sự quan tâm ngày càng lớn của Nhà nước giành cho giáo dục nên trong những năm qua cơ sở vật chất và trang thiết bị có sự cải tiến đáng kể. Đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu dạy và học ở huyện. Nhiều trường đã được đầu tư để nâng cấp, tu sửa…tạo môi trường học tập khang trang, sạch sẽ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường được củng cố và tăng cường, khơng có trường nào phải học 3 ca, bằng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp trong năm học 2011 – 2012 đã trang bị đủ bàn ghế, bảng đen cho giáo viên, đủ chỗ ngồi cho cho học sinh trên lớp. Có sự tăng trưởng về số trường và số phòng học so với năm học trước. Năm học 2012 – 2013 có xây dựng thêm trường Tiểu học Thanh Hải I. Số lớp xây dựng mới có tăng hơn so với năm trước đó là 19 lớp; số phòng được sửa chữa, nâng cấp 269 phòng.

Năm học 2013 – 2014 nguồn lực dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học; thiết bị phòng cháy - chữa cháy đặc biệt là các trường thuộc khối trường xây dựng trường chuẩn là rất lớn. Hầu hết các trường đều được trang bị thêm: Máy vi tính; máy in dùng trong hoạt động của thư viện, hệ thống bảng lên xuống được trang bị trong các phòng học đa năng, màn chiếu treo tường, máy chiếu vật thể( được lắp trong phịng thí nghiệm), máy điều hồ cho phịng học tin…Đó là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những năm tới để chất lượng giáo dục của huyện cao hơn nữa sánh kịp với các Thành phố lớn thì cần phải nâng cấp hơn nữa các thiết bị dạy học.

Yếu tố thứ hai là điều kiện về đội ngũ giáo viên

Giáo viên là một trong những điều kiện quan trọng để củng cố phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong lý luận và thực tiễn đội ngũ giáo viên ln được coi là lực lượng nịng cốt của sự nghiệp phát triển giáo dục, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp

hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định” Giáo viên là nhân tố quyết định đến sự nghiệp giáo dục”. Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cũng chỉ rõ: “ Nhà giáo là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng” Do vậy muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên ở huyện Lục Ngạn trong những năm qua đã tăng cả về qui mô và chất lượng giảng dạy. Quy mô đội ngũ giáo viên ngành giáo dục huyện Lục Ngạn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7. Quy mô đội ngũ giáo viên Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015

Năm học Ngành học 2013 – 2014 (1) 2014 – 2015 (2) So sánh 2/1 (%) Tiểu học 788 810 102,79 PTCS 870 888 102,06 Mầm Non 768 770 100,26 Tổng số GV 2.426 2.468 101,73

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Lục Ngạn Tại Bảng 3.7 ta thấy rằng, số giáo viên của huyện Lục Ngạn trong 2 năm học 2012- 2013 và 2013- 2014 chênh lệch nhau không đáng kể. Do những năm gần đây thì lượng sinh viên ở các trường sư phạm tốt nghiệp quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa giáo viên. Về số lượng giáo viên cho các trường trong huyện hầu như là đã đủ theo qui định. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên.

Ở các khối ngành tiểu học và THCS: Hai khối học này các phong trào nâng cao chất lượng giáo viên được đấy mạnh như: thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, phong trào vở sạch chữ đẹp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém, trung bình.

Mặc dù đã có nhiều hoạt động nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên song vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Việc sáng tạo trong giảng dạy (thể hiện in bài soạn) chưa thể hiện người in bài soạn, tổ nhóm chuyên mơn sinh hoạt nặng về hình thức, nội dung chưa đa dạng phong phú, quy trình triển khai chuyên đề chưa rõ. Các sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên còn nghèo nàn. Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng học sinh của huyện.

Trong năm qua, Phòng giáo dục huyện đã thực hiện củng cố và sắp xếp lại cán bộ trong các trường, kết hợp với các bên liên quan cho cán bộ quản lý đi bồi dưỡng thêm nghiệp vụ quản lý, thông qua các lớp đào tạo tại chức hoặc đào tạo từ xa.

Với thực trạng và những phân tích trên cho thấy giáo dục huyện Lục Ngạn đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan song vẫn còn tồn tại các hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 63)