Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập số liệu của Phịng Tài chính- Kế hoạch, Phòng giáo dục huyện và qua lấy phiếu đánh giá của đại diện từ các đơn vị trường học thụ hưởng ngân sách cấp huyện tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chi ngân sách hàng năm của huyện.
Thu thập thông tin thứ cấp: Là, các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước; Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở một số nước, một số địa phương trong nước; Các số liệu thống kế, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, của huyện và các tài liệu của các phịng ban có liên quan cung cấp...
3.1.2.2 Số liệu sơ cấp
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vấn đề về năng lực, uy tín hay chất lượng cơng tác quản lý chi thường xuyên NS cho sự nghiệp giáo dục đứng trên góc độ khách quan chúng tơi đang tìm hiểu nhưng chưa có thơng tin. Do vậy, chúng tôi tiến hành bằng hình thức lập phiếu thăm dị ý kiến cán bộ quản lý của các trường Mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn, chọn điểm và tiến hành điều tra thu thập thơng tin từ đó tổng hợp nên các luồng thơng tin để có những đánh giá mang tính khách quan.
Để đảm bảo tính khách quan và sát với yêu cầu của việc điều tra thu thập ý kiến, tác giả lấy ý kiến của 14 trường học trên địa bàn; Kế toán các trường học giao dịch với Kho bạc là 14 người và cán bộ, công chức làm công tác quản lý NS tại Phịng Tài chính huyện và cán bộ thanh tốn tại KBNN huyện Lục Ngạn). Nhằm đánh giá đúng về trình độ năng lực của cán bộ, công chức đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa, những bất cập trong các văn bản của các cấp có thẩm quyền về ban hành chế độ, chính sách về lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NS cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn (Bảng 3.8).
Bảng 3.8 Tổng hợp số lượng phiếu điều tra, khảo sát
Đơn vị tính: Người.
STT Thành phần Số lượng Địa bàn công tác
Huyện Xã
1 Cán bộ quản lý các trường học 14 0 14
2 Kế toán các trường học 14 0 14
3 Cán bộ Quản lý NS, thanh toán 2 2 -
Cộng 30 2 28
Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng các câu hỏi với các phương án trả lời được kết cấu sẵn.
Số liệu phản ánh những nội dung cơ bản sau: Trình độ của cán bộ, thời gian xử lý, quy trình quản lý, thanh toán...của các trường học cũng như của cán bộ, công chức làm cơng tác quản lý NS và thanh tốn nguồn chi thường xuyên cho giáo dục, những ý kiến nhận xét đánh giá về cơng tác quản lý, thanh tốn nguồn NS cho sự nghiệp giáo dục.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Về xử lý số liệu: Được tiến hành thông qua việc xắp sếp số liệu và thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong phiếu khảo sát qua tiện ích của chương trình EXCEL.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các con số tuyệt đối, tương đối, các bảng, biểu để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để mơ tả thực trạng tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn.
- Phương pháp thống kê so sánh: Cần đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tương đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm, từ đó thấy được xu hướng,