Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 101 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn

4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp

4.3.1Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn

Ở huyện Lục Ngạn trong những năm qua, ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Để có được kết quả như vậy nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư là không nhỏ.Với nguồn ngân sách đó ngành đã xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng, có tâm huyết với nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo

dục phổ thông. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trong năm học 2014 – 2015 căn cứ vào chương trình hành động của ngành giáo dục Bắc Giang, thực hiện kết luận hội nghi lần thứ 7 của BCHTW Đảng khoá X, căn cứ vào qui hoạch phát triển giáo dục và qui hoạch phát triển mạng lưới của Bắc Giang đến năm 2020; Căn cứ vào luật giáo dục sửa đổi; các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước, thành phố và huyện; Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Sở GD & ĐT Bắc Giang và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục ngạn với chủ đề “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính” ngành giáo dục huyện Lục ngạn, phòng giáo dục huyện đã đề ra phương hướng phát triển sự nghiệp giáo huyện Lục Ngạn như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục phát triển quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư.

Chỉ tiêu đặt ra là :

- Đối với giáo dục tiểu học: Tiếp tục huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp một, đúng độ tuổi đạt 95% khơng có học sinh bỏ học, tỷ lệ lưu ban dưới 1%, 100% học sinh được học đủ 9 buổi/tuần, 100% học sinh từ lớp 1 được học Tiếng Anh và 40% học tin học; Tích cực chuyển trường tiểu học sang học hai buổi/ngày. Xố bỏ loại hình lớp học thêm có bán trú tại gia đình, phấn đấu tỷ lệ xếp loại văn hố giỏi 23%, khá 60%, trung bình 16,7%, yếu 0,3%. Về xếp loại đạo đức: Tốt 85%, Khá 15%.

- Đối với trung học cơ sở: Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập THCS.

Huy động học sinh lớp 5 ra học lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,2%. Xây dựng một trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện lớp học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện. Phấn đấu cho năm học 2016 -2017 đạt tỷ lệ xếp loại văn hoá giỏi là 13%, khá 40%, trung bình 45%, yếu kém 2%. Tỷ lệ tốt nghiệp lớp 9 đạt 95% trở lên, tỷ lệ lưu ban dưới 2%. Thực hiện giáo dục tồn diện, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy đủ, tiến tới dạy tốt 9 môn học và các môn tự chọn. Đổi mới và nâng cao công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và thành phố ngày càng tăng lên. Bồi dưỡng tiêu chuẩn hố, nâng cao trình độ cho giáo viên thuộc các ngành học, cấp học, có kế hoạch mở lớp đào tạo cho số giáo viên cịn yếu về chun mơn. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn đầu năm và kiến thức thực tập rút kinh nghiệm theo các chuyên đề ở các bộ môn, các ngành học, cấp học. Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học và hoạt động

của nhóm chun mơn. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở cấp huyện, cấp tỉnh có hiệu quả ở các ngành học, cấp học.

Về cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, Tiểu học và THCS cần phải tăng cường trong việc triển khai xây dựng và sửa chữa các phòng học chưa đủ chất lượng. Trong năm 2016 -2017 tiến hành sửa chữa, nâng cấp các trường học nhằm nâng cao cơ sở vật chất phục phụ cho công tác dạy và học.

Đồng thời triển khai thực hiện tốt việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong năm tới. Cần phải nâng cao số lượng học sinh Giỏi cấp Trường, Huyện, cấp tỉnh so với các năm học trước.khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 có 50% trường đạt chuẩn.

Thứ hai: Thực hiện XHH giáo dục ở hầu hết các cấp học, bậc học.

Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, công tác phổ cập THCS. Khuyến khích các xã, thị trấn ở huyện mở các trường tiểu học ngồi cơng lập. Phấn đấu đến 2020 thành lập một số trường tiểu học ngồi cơng lập.

Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện các chức năng quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngồi theo phân cấp tạo điều kiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; tập trung đầu tư trang thiết bị dạy và học.

Về đội ngũ giáo viên: Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về

số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. 100% giáo viên đứng lớp tham gia có chất lượng các buổi điều dưỡng chuyên đề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tự học bồi dưỡng để nâng cao trình độ, 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn. Tiếp tục xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, luân chuyển đội ngũ cán bộ giáo viên có hiệu quả.

Về xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu đẩy mạnh tiến độ xố phịng học

cấp 4 và xây dựng thêm phòng học đạt chuẩn. Tham mưu mở rộng diện tích đất cho những trường chưa đủ chuẩn quốc gia về sử dụng đất. Tham mưu củng cố xây dựng phịng thí nghiệm, phịng đồ dùng, phịng thư viện, phịng học bộ mơn, nhà thể chất...đạt tiêu chuẩn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu

đến năm 2016 có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng thêm nhiều trường mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Dành kinh phí trong ngân sách cho việc đầu tư theo chiều sâu trường chuẩn quốc gia.

Để thực hiện những mục tiêu trên, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện địi hỏi ngành giáo dục phải ln phấn đấu đảm bảo về chất lượng chuyên môn công tác giảng dạy, bên cạnh đó rất cần có sự hỗ trợ của thành phố và huyện để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để giúp họ có điều kiện yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện, do đó trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện để giúp ngành giáo dục huyện đạt được những phương hướng đề ra, nâng cao chất lượng giáo dục để sớm hoà nhập được với tốc độ phát triển của ngành giáo dục của các thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 101 - 104)