Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp
4.3.3 Điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp
Bên cạnh sự cố gắng của ngành giáo dục trong q trình quản lý tài chính cịn phải có các điều kiện nhằm thực hiện các giải pháp trên.
- Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách giáo dục. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thì nhân tố giữ vai trị quyết định thuộc về con người. Chính trình độ năng lực, ý thức của người quản lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, hàng năm phải
tiến hành kiểm tra trình độ quản lý, trình độ kế tốn của các cán bộ phịng tài chính, cán bộ trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn, sử dụng đồng vốn cấp ra đúng mục đích. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyện mơn cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm làm việc của mỗi cán bộ sẽ làm cho cả hệ thống bộ máy quản lý được vận hành tốt hơn là điều kiện chắc chắn đảm bảo cho việc quản lý cấp phát kinh phí của ngành tài chính cũng như việc quản lý sử dụng các khoản chi tại các trường ở huyện Lục Ngạn trong thời gian tới đạt kết quả cao.
- Sự quan tâm của Huyện uỷ, NBND huyện và các ngành đối với sự nghiệp giáo dục. Sự quan tâm của Huyện uỷ , UBND huyện đối với sự nghiệp giáo dục được thể hiện trong đường lối chiến lược phát triển sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện, mức độ đầu tư từ nguồn vốn của huyện đối với sự nghiệp phát triển nhiều hay ít. Những nghị quyết chi phí phát triển giáo dục của huyện phải được triển khai đầy đủ, phổ biến đến tận các xã để tăng cường phát triển giáo dục từ các cấp cơ sở tạo nên sự nghiệp phát triển đồng bộ và toàn diện đối với ngành giáo dục huyện.
- Các chế độ chính sách đối với giáo dục phải được ban hành kịp thời để đảm bảo điều kiện cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Tức là phải có các chính sách ưu đãi đối với giáo viên. Phải quy định các mức chi cho hoạt động, có chế độ bồi dưỡng cho giáo viên hướng dẫn đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp, xây dựng định mức chi cho phù hợp.
- Bộ Tài Chính và Bộ Giáo Dục phải có hướng dẫn về việc quản lý thu chi và hạch tốn tốt các nguồn vốn ngồi ngân sách cho giáo dục để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến nguồn vốn ngân sách nhà nước.