Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách

4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp

4.3.2Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách

sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

4.3.2.1 Tổ chức lại bộ máy quản lý ngân sách giáo dục

Nguồn chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn hàng năm là rất lớn, bên cạnh đó cịn có cả nguồn vốn ngồi ngân sách Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của huyện trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy kế tốn tài chính trong ngành giáo dục của huyện.

Hiện nay bộ máy kế tốn tài chính trong ngành giáo của huyện Lục ngạn còn yếu kém. Thực tế, chủ tài khoản (hiệu trưởng các trường mầm non, Tiểu học và THCS) là người chuẩn chi nhưng họ lại không hiểu được các nguyên tắc, các hoạt động thu chi của tài chính. Ngược lại kế tốn viên của các trường trình độ cịn thấp chủ yếu là trình độ trung cấp. Do vậy, để nâng cao công tác quản lý và sử dụng các nguồn tài chính. Hàng năm phịng Tài chính nên tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý tài chính giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS. Mà con người là nhân tố vô cùng quan trọng, trình độ của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn

cần phải thường xuyên kiểm tra trình độ quản lý, trình độ kế tốn của các cán bộ kế tốn tài chính của các trường, của phịng Tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn cho giáo dục Mầm non,Tiểu học và THCS.

4.3.2.2 Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục ở huyện

Theo định hướng pháp triển sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn là tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của các ngành học; cấp học; đa dạng hố các mơ hình trường lớp. Do vậy phải tích cực huy động vốn cho giáo dục từ các nguồn ngoài ngân sách ngân sách Nhà nước. Thực tế cho thấy rằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nhưng nhu cầu chi cho các ngành kinh tế lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, ngành giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS khơng nên phụ thuộc hồn toàn vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước mà cần phải tích cực huy động từ các nguồn khác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục.

Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước bao giờ cũng phải đóng vai trị nòng cốt để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu của sự nghiệp phát triển giáo dục vì những lợi ích cơ bản và lâu dài của huyện. Trong những năm qua nguồn kinh phí cho giáo dục ngày càng tăng lên. Để có thể phát triển nền giáo dục của huyện một cách toàn diện, chất lượng cao, quy mơ lớn thì trong những năm tới huyện cần tăng cường hơn nữa đầu tư cho giáo dục với mức tăng cả về tương đối và số tuyệt đối, nâng dần tỷ trọng so với tổng chi ngân sách của huyện. Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế chắc chắn khả năng thu của ngân sách sẽ tăng lên và kéo theo đó nhu cầu chi cũng tăng lên, do vậy cần tăng tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục.

Giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS về cơ bản cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Hầu hết các trường Tiểu học đã đủ điều kiện về cơ sở vật chất để học 2 buổi/ngày. Nhưng đối với các trường THCS thì cịn một số trường chưa đủ điều kiện để thực hiện. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất cho giáo dục THCS. Nâng cấp hơn nữa các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của huyện thì phải tăng cường hơn nữa đầu tư của ngân sách Nhà nước cho giáo dục. Do vậy trong thời gian tới phải có giải pháp để tăng cường huy động

các nguồn thu ngân sách hơn nữa. Điều quan trọng là công tác quản lý thu cần phải được chặt chẽ hơn nữa tránh tình trạng thất thốt lãng phí các nguồn thu.

Nguồn thu sự nghiệp khác

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng thu ngân sách còn hạn chế mà nhu cầu chi lại cao và hết sức cấp bách. Đặc biệt khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP để tăng cường tự chủ các trường cần phải đa dạng hố các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục. Để làm được vậy cần phải có những giả pháp đồng bộ, đúng đắn để huy động các nguồn đầu tư khác cho giáo dục như sau:

- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa dạng hố các loại hình giáo dục: Khuyến khích mở các trường Tiều học và THCS dân lập, các trường nội trú dân nuôi thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Cần có chính sách huy động sự đóng góp của gia đình người đi học một cách hợp lý để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. Hiện nay huyện đã áp dụng hình thức thu tiền xây dựng cơ sở vật chất đối với cha mẹ học sinh, có ưu tiên đối với học sinh vùng cao, học sinh là con thương binh, liệt sỹ. Nâng học phí và tiền đóng góp xây dựng trường đối với các vùng đơ thị nơi mà có mức sống của người dân cao và họ được hưởng nhiều dịch vụ công cộng nhằm đảm bảo tính cơng bằng . Khoản thu này được để lại chủ yếu cho sửa chữa, tăng cường cơ sở vật chất cho trường, song nhìn chung khoản thu này cịn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu chi đặc biệt đối với các trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Do vậy cần đa dạng hố các loại hình đóng góp như dân đóng góp vật liệu và nhân cơng, cịn ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện.

- Phải xây dựng cơ cấu các nguồn Tài chính cho giáo dục, trong đó xác định tỷ lệ % từng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS để làm mức phấn đấu thực hiện trong toàn ngành.

4.3.2.3 Bảo đảm cơ cấu chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hợp lý

Cần xắp xếp lại cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục một cách hợp lý. Khi thực hiện tự chủ mọi khoản chi phải được xây dựng cụ thể trong qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Để thể hiện giáo dục là mặt trận hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, cần tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục, hàng năm huyện đã dành ra một nguồn lực khá lớn để đầu tư cho giáo dục song hiệu quả đạt được chưa cao, chất lượng giáo dục chưa có

chuyển biến đáng kể, cịn thiên về thành tích, cơ cấu chi cịn bất hợp lý, chi ngân sách cho giáo dục chưa đưa vào trọng tâm, trọng điểm, chât lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng, các cấp học.

Tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho giáo dục chiếm khoảng trên 30% tổng chi thường xuyên ngân sách Huyện. Tuy nhiên cơ cấu chi cho giáo dục vẫn còn rất nhiều bất cập. Chi cho con người chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng chi ngân sách cho giáo dục chiếm trên tổng chi ngân sách cho giáo dục hàng năm, trong khi đó số chi cho nghiệp vụ chuyên môn chỉ chiếm khoảng 6% và số chi cho mua sắm sửa chữa cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và khoản chi khác lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy trong thới gian tới cần có biện pháp để giảm khoản chi khác và tăng cường hơn nữa cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.

Năm 2015, tỷ lệ chi thanh toán cá nhân chiếm trên 60% tổng chi thường xuyên cho giáo dục Mầm non,Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn. Trong thời gian tới tỷ lệ này có thể lên tới 66%. Đây là tỷ trọng tương đối cao nhưng thu nhập của một số cán bộ giáo viên vẫn cịn thấp, khơng đủ để tái sản xuất sức lao động của bản thân và gia đình họ. Do vậy để giải quyết tình trạng này các trường cần tổ chức, xắp xếp đúng, đủ đội ngũ giáo viên cho công tác giảng dạy tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu giáo viên gây lãng phí vốn ngân sách làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cần làm tốt công tác đánh giá lại đội ngũ giáo viên, kiên quyết loại bỏ những giáo viên có năng lực cơng tác yếu và khơng có đạo đức sư phạm ra khỏi ngành, tạo điều kiện cho những giáo viên có năng lực cơng tác yếu chuyển nghề hoặc cho nghỉ theo chế độ. Tăng cường quản lý chặt chẽ biên chế giáo viên và thực hành tiết kiệm tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên hơn nữa.

Khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn đây là khoản chi quan trọng; tuy nhiên vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ (năm 2015 chiếm tỷ trọng 9% trong tổng chi thường xuyên). Điều này là chưa thoả đáng, chưa tương xứng với tầm quan trọng trong việc đối với đổi mới phương pháp dạy và học. Với mục đích cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì tỷ trọng này cần nâng lên khoảng 18,5% trong những năm tới. Để tăng cường hơn nữa nguồn để phát triển sự nghiệp giáo dục Tiểu học và THCS thì cần phải kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa các khoản chi về thanh toán dịch vụ công cộng, chi về vật tư văn phòng...và tăng

cường hơn nữa khoản chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục và ngành tài chính cần quan tâm trong những năm học tới.

Nhóm chi cho mua sắm sửa chữa năm 2008 chiếm 7,03% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và đây là một lệ còn thấp, Trước yêu cầu đa dạng hoá mạng lưới trường lớp, phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, thực trạng xuống cấp vẫn còn tồn tại, việc đầu tư còn dàn trải khơng có trọng điểm đã làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư. Do đó địi hỏi cần phải tăng tỷ trọng của nhóm chi này lên khoảng 9,5% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và THCS.

Khoản chi khác tuy là khoản chi quan trọng không thể thiếu cho hoạt động giáo dục tuy nhiên khoản chi này còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2008 chiếm 12,5% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và THCS). Điều đó cho thấy cơng tác quản lý tài chính cịn lỏng lẻo, chưa được xiết chặt. Do vậy trong thời gian tới khoản chi này cần được giảm xuống (còn khoảng 6%) và thay vào đó là tăng tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn.

4.3.2.4 Tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cho giáo dục trong cả ba khâu lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách Nhà nước

* Về lập dự tốn

Trong q trình lập dự tốn, cơ quan Tài chính phải yêu cầu các đơn vị giáo dục lập dự tốn kinh phí theo đúng trình tự, phương pháp và phải chi tiết đến từng mục chi theo mục lục ngân sách Nhà nước. Kế hoạch phải xây dựng chi tiết, đầy đủ. Xác định chính xác nội dung và nhu cầu chi tiêu cả về số lượng và thời gian phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu về số lượng giáo viên cũng như học sinh với những biến động có thể xảy ra. Các nhu cầu chi trước chưa được đáp ứng thì phải xây dựng dựa vào những định mức chi tiêu cụ thể, trên cơ sở các định mức đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế và phải được đưa vào kế hoạch.

Dựa trên tính chất của các khoản chi thường xuyên để lập định mức chi của tài chính Nhà nước:

Các khoản chi ít biến động

Đó là các khoản chi cho con người gồm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp, đây được xem như nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo cuộc sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Thuộc khoản chi ít biến động song lại phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung của huyện Lục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngạn nói riêng. Xây dựng dự toán cho khoản chi này cần phải bám sát vào định mức chi được xác định như sau:

Định mức chi được tính phải dựa vào số học sinh của từng trường trong năm kế hoạch (nghìn đồng/ học sinh/ năm) theo quy định đối với từng cấp học, bên cạnh đó cần phải dựa vào tình hình kinh tế của Huyện và tốc độ lạm phát của đồng tiền trong năm báo cáo. Cụ thể là:

Đối với khối Tiểu học : Hiện nay ở huyện Lục Ngạn, số lượng các trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia ngày càng cao, cùng với đó thì việc đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho khối Tiểu học cũng được tăng lên. Trong năm 2015 định mức chi bình quân cho mỗi học sinh là 1.075.000đồng tháng/học sinh/ năm. Tiến tới định mức này cần phải được nâng lên 1.183.00đồng tháng/ học sinh/ năm. Đây là một con số chưa phải là lớn song sẽ cải thiện được phần nào cuộc sống vật chất so với điều kiện trước đây. Ngoài ra phải tăng mức phụ cấp lương nhằm nâng cao thu nhập hàng tháng đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trong đời sống các cán bộ giáo viên.

Đối với khối THCS: Trong năm 2015 định mức chi bình quân cho khối học này đạt khoảng 867.000đồng/ học sinh/ năm. Định mức chi này vẫn được xem là ở mức thấp vì trên thực tế cho thấy rằng đối với cấp THCS công việc giảng dạy của các thầy cô giáo là rất vất vả, lượng tri thức bỏ ra lớn. Vì vậy trong thời gian tới định mức này cần được nâng lên. Phụ cấp làm tăng thu nhập đáng kể cho nguồn thu nhập hàng tháng của cán bộ giáo viên vì vậy cũng cần phải nâng khoản này. Làm được điều đó thì sẽ khuyến khích được các thầy cơ giáo nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết cũng như trình độ chun mơn với nghề.

Các khoản chi biến động

Chi mua sắm, sửa chữa và chi khác. Sở dĩ các khoản chi này thường xuyên dao động vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố giá cả thị trường, kế hoạch vốn hàng năm rất khó xác định. Nguồn vốn đảm bảo cho khoản chi này một phần được lấy từ ngân sách, ngồi ra cịn được đầu tư bởi nguồn kinh phí ngồi ngân sách.

Tóm lại định mức chi ngân sách Nhà nước sẽ tổng hợp hai phần, phần cố định và phần giao động. Với cách tính như trên thì mọi yếu tố liên quan đến đều được xem xét một cách tồn diện phù hợp với tình hình kinh tế của từng xã trong Huyện. Đây là cơ sở giúp cho việc lập dự toán ở các trường chính xác và có tính thực tế cao.

* Về chấp hành dự toán

Trên cơ sở dự tốn đã được duyệt và các chính sách chế độ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục hiện hành, Phịng tài chính phải hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng các khoản mục chi cho các trường Tiểu học và THCS để nhằm thực hiện chi đúng chi đủ tránh chi sai mục đích gây lãng phí nguồn vốn.

Q trình cấp phát được thực hiện trực tiếp tại KBNN. Do đó phịng Tài chính cần phối hợp với KBNN nơi các trường Mầm non, Tiểu học và THCS giao dịch để thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi cơ sở giáo dục một cách thường xuyên sao cho mỗi khoản chi phải đảm bảo đúng theo dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi hiện hành.

Phịng Tài chính cần hướng dẫn các trường Mầm non,Tiểu học và THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 114)