Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện

* Thuận lợi

Những năm qua, mặc dù cịn nhiều khó khăn thử thách, song với tinh thần đồn kết, thống nhất cao, phát huy trí tuệ, truyền thống cách mạng và thành quả xây dựng qua các thời kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lục Ngạn đã kiên định mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa huyện phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, giữ vững an ninh quốc phịng. Huyện Lục Ngạn đã hồn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.

Lục Ngạn là một huyện miền núi, có đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, thiên tai ít xảy ra nên huyện có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững. Bên cạnh đó Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ khơng khí khơng q cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa thụ phấn so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với việc phát huy những thế mạnh của huyện, kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá cố định năm 2010) năm 2015 đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng, đạt trên 138%; tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt mức cao, vượt 0,33% so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 42,23% (giảm 10,4% so với năm 2010); công nghiệp- xây dựng chiếm gần 24% (tăng 4,24% so với năm 2010); thương mại dịch vụ 34,14% (tăng 6,16% so với năm 2010).

Trong cơ cấu kinh tế của huyện, sản xuất nơng, lâm nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, mang lại giá trị kinh tế, thu nhập xã hội cho địa phương. Tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2014 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 4 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng là 11,15% đạt trên 113%. Lục Ngạn đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển nông, lâm nghiệp, trọng tâm là cây vải thiều, cây ăn quả có thế mạnh và kinh tế rừng; đặc biệt đã tạo được bước đột phá mang tính chiến lược trong phát triển cây ăn quả, cả về chuyển dịch cơ cấu, chất lượng, giá trị và thị trường tiêu thụ, hình thành nên tập đồn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao gồm vải thiều, cam Đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn,...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhiều cơng trình, dự án được đầu tư xây dựng đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế và đời sống dân sinh. Trong những năm qua (2010-2015) huyện đã huy động trên 4 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đầu tư cho các lĩnh vực chủ yếu là giao thông, thủy lợi, hạ tầng lưới điện, trường học...đã làm cho diện mạo nông thôn, thị trấn, thị tứ có nhiều khởi sắc. Cơng tác quy hoạch đơ thị đạt được nhiều kết quả tích cực: Thị trấn Chũ mở rộng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, Phố Kim- xã Phượng Sơn mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; các đồ án quy hoạch đô thị như: hoạch chung thị trấn Tân Sơn, Kép Hai, xã Hồng Giang đã được UBND tỉnh thơng qua, tạo tiền đề cho sự phát triển, góp phần xây dựng hệ thống đô thị trên địa bàn trong tương lai.

Lục Ngạn đã thực hiện hoàn thành triển khai giải phóng mặt bằng nhiều Dự án quan trọng, kéo dài nhiều năm đã tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân. Đặc biệt, năm 2014, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, huyện Lục Ngạn cũng đã tập trung hoàn thành xuất sắc Dự án di dân tái định cư Trường bắn TB1 (sau 32 năm thực hiện giải phóng mặt bằng và sau 10 năm thực hiện việc di dân theo Quyết định 1287, ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và bàn giao đất cho Quốc phịng quản lý, sử dụng trước kế hoạch. Sau thực hiện Dự án, đời sống của các hộ di dân đã cơ bản được ổn định.

* Khó khăn

Lục Ngạn là một huyện miền núi nghèo của tình Bắc Giang, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, chưa tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế, quy mô sản xuất trên các lĩnh vực còn nhỏ, chưa giúp người dân phát triển một cách bền vững. Quy mơ nền kinh tế của tỉnh cịn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhất là giao thơng, thuỷ lợi. Ngồi tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 37 mới được xây dựng, phần lớn các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh đi các huyện là đường nhỏ, xuống cấp, rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp trên địa bàn huyện đa số là doanh nghiệp có quy mơ sản xuất kinh doanh nhỏ, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chưa nhiều, hàng hố có sức cạnh tranh thấp, cịn thiếu lực lượng lao động có trình độ cao, nhất là lao động ở các vị trí quản lý; trình độ quản trị doanh nghiệp cịn hạn chế và có số thu nộp ngân sách thấp.

Lục Ngạn chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, do vậy sẽ khó khăn trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thuật mới như tin học, hóa học, sinh học, chuyển giao kỹ thuật ... vào sản xuất.

Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với các áp lực của cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng gay gắt, địi hỏi phải có sự cố gắng lớn của huyện trong lĩnh vực đào tạo và thu hút nhân tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)