Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn, nhưng tựu lại thành các nhóm yếu tố cơ bản sau:

2.1.5.1. Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước

Cơ chế, chính sách, chủ trương chính là hành lang pháp lý cho việc thực hiện quản lý sử dụng đường GTNT. Các chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng, quản lý đường GTNT là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công

cụ và giải pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các công trình, hạng mục được thực hiện đúng tiến độ. Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý sử dụng đường GTNT cần phải nghiên cứu đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (Nguyễn Phương Anh, 2010).

Thể chế và luật pháp là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể, các hành vi và các quan hệ trong xã hội.

Các yếu tố Thể chế, luật pháp có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực trên một lãnh thổ, các yếu này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ngành, hoặc lĩnh nào. Khi thực hiện quản lý trên một đơn vị hành chính, hệ thống quản lý sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế, luật pháp tại khu vực đó (Nguyễn Phương Anh, 2010).

Có nhiều thể chế như: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính nhà nước, thể chế xã hội..., chẳng hạn thể chế chính trị ở nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và sự tham gia tích cực của công dân vào các công việc của nhà nước và xã hội; còn thể chế hành chính nhà nước được hiểu là bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước và toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời quy định các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước; còn thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn... về kinh tế gắn với các chế tài xử lý; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế (Nguyễn Phương Anh, 2010).

Như vậy, cũng như các vấn đề khác trong xã hội, công tác quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thể chế và pháp luật, nó đòi hỏi công tác quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn phải được thực hiện theo hành lang pháp luật quy định.

Do việc quản lý hiện nay còn thiếu các qui định rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, không phù hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ mang tính chất

cho có. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các công trình giao thông nông thôn. Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác (Nguyễn Phương Anh, 2010).

2.1.5.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương

Huy động nguồn lực cho xây dựng, quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương… Những nguồn ngân sách này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Nếu địa phương có tình hình kinh tế xã hội khó khăn thì việc huy động nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn sẽ rất khó khăn nhưng nếu địa phương có tình hình kinh tế xã hội phát triển thì việc huy động nguồn lực ấy sẽ trở nên dễ dàng. Như vậy, nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn cần phải nghiên cứu đến tình hình kinh tế xã hội của địa phương (Nguyễn Thị Doan, 2014).

Giao thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nó có vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Lợi ích mà ngành giao thông mang lại bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù vậy, do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp và tổng mức phí mà họ phải đóng cho địa phương còn cao, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mức cao cũng như nhận thức của người dân nông thôn còn chưa cao nên sự tham gia trong xây dựng và quản lý đường giao thông thôn/xóm phụ thuộc rất lớn đến điều kiện kinh tế của cộng đồng, có thể thấy rất rõ ràng là nơi nào cộng đồng có điều kiện kinh tế càng cao thì hệ thống đường giao thông thôn/xóm càng đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ. Bên cạnh việc hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư của các thành phần kinh tế còn cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước trở nên tự giác tham gia tích cực vào các chương trình làm đường giao thông thôn/xóm (Nguyễn Phương Anh, 2010).

Người dân địa phương rất phấn khởi về các dự án làm đường giao thông thôn/xóm, bởi vì lợi ích to lớn mà đường giao thông sẽ mang lại cho họ, từ đó cuộc sống của gia đình họ được cải thiện. Sức lao động trong nông thôn được giải phóng và họ không phải gồng gánh trĩu nặng như trước đây nữa. Nhiều

người dân đã được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế của xã nhất là những phụ nữ và trẻ em. Việc đi đến bệnh viện, ra chợ hay đi đến trường học trở nên thuận tiện hơn nhiều, giảm được nhiều thời gian và chí phí. Thị trường cũng như việc buôn bán của người dân được cải thiện (Nguyễn Thị Doan, 2014).

Ngoài ra, các yếu tố về văn hóa - xã hội ở cộng đồng nơi xây dựng công trình đường giao thông thôn/xóm ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường GTNT. Một cộng đồng với trình độ học vấn cao, hoạt động y tế hiệu quả, sức khỏe nhân nhân đựơc nâng cao, công tác thông tin truyền thông tốt, các chính sách xã hội được quan tâm và phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh thì sự tham gia của cộng đồng thuận lợi, phát triển và ngược lại (Nguyễn Phương Anh, 2010).

2.1.5.3. Nhận thức của người dân

Đặc điểm của người dân bao gồm trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, thu nhập. Trình độ dân trí, tuổi thể hiện hiểu biết của người dân về quản lý, xây dựng đường giao thông nông thôn,Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp của họ cho xây dựng đường giao thông nông thôn. Khi đời sống kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao thì việc huy động nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu việc quản lý sử dụng đường GTNT cần nghiên cứu đặc điểm của cư dân (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).

Các yếu tố như: phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức... là những yếu tố tồn tại khách quan bên cạnh luật pháp và có khả năng tác động mạnh mẽ đến hành vi của các thành viên trong xã hội và từ đó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Cùng với quá trình phát triển xã hội, các yếu tố này luôn vận động không ngừng và trong mỗi giai đoạn nhất định chúng cũng có những biến đổi phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Các hương ước và lệ tục ngày nay tuy còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, xã, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng. Về mặt cấu trúc, làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng. Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội. Tuy nhiên phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận

trong cộng đồng, kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng (Nguyễn Thị Doan, 2014).

Do đó phong tục, tập quán cộng đồng dân cư cũng có những tác động trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)