Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

4.3.1.1. Định hướng mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn đến năm 2025

- 100% đường huyện, đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá; đường huyện tối thiểu đạt cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m), đường xã tối thiểu đạt cấp VI (nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m).

- Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

- Tối thiểu 70% đường thôn, xóm được cứng hoá, đường thôn đạt loại A trở lên (nền đường rộng 5m; mặt đường rộng 3,5m), đường xóm đạt loại B trở lên (nền đường 4m, mặt đường rộng 3m).

- Tối thiểu 100% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện, đạt loại B trở lên.

- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.

GTNT do Nhà nước và Nhân dân cùng đầu tư xây dựng, được Nhà nước xem xét cấp kinh phí hỗ trợ trong các trường hợp: Đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp nhằm mở rộng quy mô, đưa các tuyến đường vào đúng cấp kỹ thuật theo dự án đầu tư xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Áp dụng các nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới (HBR), sử dụng vật liệu tại chỗ, hạ giá thành công trình, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn để xây dựng công trình GTNT theo quy định của Nhà nước và pháp luật; triển khai áp dụng các dự án đầu tư theo hình thức BT.

Khi xây dựng kế hoạch đề nghị xây dựng mới các công trình GTNT phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, những yếu tố môi trường (như miền núi, đồng bằng, điều kiện thuỷ văn...) và các yếu tố chính trị - hành chính (như: Nghị định, Quyết định, Hướng dẫn của Tỉnh). Người dân được tham gia vào các giai đoạn của dự án như: giai đoạn chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, thiết kế xây dựng, giám sát thi công và quản lý sử dụng. Trước khi khởi công xây dựng công trình phải hình thành tổ chức quản lý sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình để người dân có thể làm chủ hoặc tham gia làm chủ đầu tư xây dựng.

Công trình xây dựng xong phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật, về số lượng và thiết kế đường GTNT của Bộ giao thông vận tải quy định, đồng thời bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác và bảo trì đường.

4.3.1.2. Định hướng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn huyện

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành. Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo định hướng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình bảo trì các tuyến đường đảm bảo quản lý khai thác bền vững, có hiệu quả; bảo vệ hành lang giao thông nói chung và GTNT nói riêng; giữ gìn môi trường sinh thái xung quanh các con đường giao thông của huyện và của các xã.

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông xã, thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã; tổ chức kiểm tra, quản lý và khai thác hợp lý, sử dụng các công trình giao thông đúng mục đích đảm bảo cho giao thông được thông suốt và không bị ách tắc.

- Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông hoặc Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã được sử dụng kinh phí đầu tư các công trình GTNT, từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, tiền hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có), nguồn huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng... để đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp và bảo trì các công trình GTNT, đảm bảo phát huy hiệu quả và tính bền vững của công trình.

- Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm công trình, các hành vi lấn chiếm đường GTNT để sử dụng vào mục đích cá nhân.

- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình thi công xong để đưa vào sử dụng ngay nhằm phát huy hiệu quả công trình.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã về quy trình khai thác, bảo vệ, duy tu và bảo dưỡng công trình; đề xuất kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả các công trình giao thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)