Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyê ̣n Kỳ Sơn. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các xã trong huyện để tìm hiểu thực trạng quả lý sử dụng đường GTNT. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin sơ cấp về tình hình quản lý sử dụng đường GTNTtại 3 xã đại diện:

- Thị trấn Kỳ Sơn: Thị trấn Kỳ Sơn là một đơn vị có sử dụng đường giao thông nông thôn tương đối tốt, nhưng một số đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư và cải tạo đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả.

- Xã Hợp Thịnh: Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn xã do vốn và thiết kế của huyện thực hiện. Sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ được bàn giao cho UBND xã quản lý. UBND xã có trách nhiệm quản lý, vận

hành, khai thác và bảo dưỡng công trình. Cho đến nay các công trình này đều bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.

- Xã Mông Hóa: Các công trình giao thông nông thôn của xã này được xây dựng dựa trên ngân sách của huyện và của người dân đóng góp. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho xã, cho thôn tiếp nhận. Và do vậy, việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng công trình cũng được giao cho thôn xóm trực tiếp thực hiện.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Bảng 3.2: Thu thập các thông tin thứ cấp

Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

Thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn tình hình quản lý đường giao thông nông thôn ở Việt Nam và thế giới

Sách, báo, nghiên cứu khoa học được công bố, Internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động. Tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng...

Phòng thống kê, phòng nông nghiệp của huyện, các websites của địa phương

Tìm hiểu và tổng hợp từ các báo cáo Thực trạng sử dụng đường GTNT huyện, tình hình quản lý sử dụng đường GTNT huyện Phòng Kinh tế - Hạ tầng UBND huyện, Báo cáo chiến lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông nông thôn

Tìm hiểu và tổng hợp từ các báo cáo

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Trong đề tài này chúng tôi sẽ thu thập, xử lý phân nhóm để sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố để phục vụ cho nội dung tổng quan tài liệu và tình hình thực tiễn của địa phương. Trong đó, tài liệu của phần tổng quan tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn như internet, ấn phẩm sách báo, các nghiên cứu khoa học đã được công bố, các thảo luận minh chứng... về tình hình quản lý sử dụng đường GTNT ở trong và ngoài nước, nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới vấn đề thực trạng quản lý GTNT. Và thông tin về tình hình thực tế địa

phương được thu thập từ các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý GTNT, báo cáo tổng kết và phương hướng quản lý GTNT của Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Kỳ Sơn trong những năm từ 2016 đến 2018.

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu mới, chưa được công bố, được thu thập bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng. Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm để thu thập số liệu. Để thu thập số liệu về quản lý sử dụng đường GTNT, chúng tôi tiến hành điều tra như sau:

a. Chọn mẫu điều tra

Bảng 3.3. Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn

Đối tượng được phỏng vấn Số lượng mẫu

1. Cấp huyện 3

- Lãnh đạo huyện (Phòng Kinh tế - Hạ tầng) 1

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 2

2. Cấp xã 6

- Lãnh đạo xã (Chủ tịch xã) 3

+ Thị trấn Kỳ Sơn 1

+ Xã Hợp Thịnh 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xã Mông Hóa 1

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 3

+ Thị trấn Kỳ Sơn 1

+ Xã Hợp Thịnh 1

+ Xã Mông Hóa 1

3. Người dân địa phương 90

+ Thị trấn Kỳ Sơn 30

+ Xã Hợp Thịnh 30

+ Xã Mông Hóa 30

Tổng số 99

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

b. Xây dựng bảng hỏi

huyện Kỳ Sơn, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã xây dựng 2 mẫu phiếu cho hai đối tượng chính như sau:

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp xã: Những thông tin chung của người được phỏng vấn, một số chỉ tiêu thể hiện tình hình chung của xã như: Tổng diện tích đất, tổng số hộ/xã, tỷ lệ hộ giàu nghèo trong xã,…; Thực trạng sử dụng đường GTNTtrên địa bàn xã: Bao gồm những loại đường nào, số km các loại đường, tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường,… và tình hình quản lý sử dụng đường GTNTtrên địa bàn xã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua.

- Mẫu phiếu dành cho người dân: Những thông tin chung của hộ được phỏng vấn, tình hình đóng góp trong xây dựng đường GTNT trong xã như thế nào, người dân tham gia quản lý, giám sát như thế nào đối với các công trình GTNT và đánh giá của người dân về công tác xây dựng cũng như khai thác sử dụng, bảo trì sử dụng đường GTNT trên địa bàn xã trong thời gian qua.

(c) Tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm

- Phỏng vấn theo bảng hỏi: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu

trúc với các bảng hỏi được xây dựng sẵn dành cho các đối tượng là: Cán bộ chuyên trách cấp xã và các hộ người dân. Cách xây dựng bảng hỏi và nội dung cụ thể của bảng hỏi đã được thể hiện qua phần xây dựng bảng hỏi và phụ lục đính kèm.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là một công cụ quan trọng của PRA với hình thức phỏng vấn có hướng dẫn và một vài câu hỏi được xác định trước để thu thập những thông tin mang tính đại diện, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.

Các đối tượng được đề tài tiến hành phương pháp phỏng vấn này là cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện), và các cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp huyện; lãnh đạo cấp xã (Chủ tịch). Các thông tin được phỏng vấn là tình hình chung về sử dụng đường GTNT trong huyện, trong xã như thế nào, công tác quản lý sử dụng đường GTNT trong thời gian qua được triển khai như thế nào?

- Phương pháp thảo luận nhóm: Một nhóm ít người thảo luận một vấn đề

định hướng bởi một loạt các câu hỏi chính. Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận cho nhóm đối tượng là người dân, một số cán bộ trưởng thôn,… để nhằm lắng nghe những chia sẻ về mức độ đóng góp và đánh giá của họ về thực trạng các công trình GTNT, cũng như đánh giá về công tác quản lý sử dụng đường GTNT trong thời gian qua.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ với mặt chất lượng ở thời gian và địa điểm cụ thể.

Trong quá trình nghiên cứu này chúng tôi tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, phân tổ, tổng hợp, phân tích để thấy được mức độ của các chỉ tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn. Với các công cụ chính là: Số tương đối, số tuyê ̣t đối, số bình quân,… để thấy được thực trạng sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn trong thời gian qua như thế nào? Mô tả công tác quản lý sử dụng đường GTNT đang được thực hiện trong từng cấp ra sao? Từ đó mô tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý sử dụng đường GTNT và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng đường GTNT trong thời gian tới.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và cơ bản nhất trong nghiên cứu kinh tế. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của hiện tượng nghiên cứu qua các thời kỳ, giữa các đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan tới đánh giá quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn qua các năm 2016 – 2018.

Cụ thể, đề tài dùng phương pháp so sánh cả số tuyệt đối và số tương đối so sánh các chỉ tiêu để thấy được sự biến động của kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, nguồn vốn qua các năm, phản ánh và phân tích tình hình thực trạng và thực tế các vấn đề trong quản lý sử dụng đường GTNT.

c. Phương pháp xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu có sẵn: Phân loại, tổng hợp và đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

Các số liệu mới (điều tra): Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, các cán bộ chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel trong Microsoft Office và phần mềm SPSS, cùng các công cụ xử lý số liệu khác.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để có thể nghiên cứu được thực trạng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, cần thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng:

a. Các chỉ tiêu về kỹ thuật: - Tỷ lệ các loại đường

- Tỷ lệ đường theo tình trạng khai thác

- Tỷ lệ đường theo tình trạng khai thác của từng loại đường - Tỷ lệ rải mặt đường

- Tỷ lệ rải mặt đường theo từng loại đường

- Tỷ lệ rải mặt đường tính riêng đối với đường xã và đường thôn, xóm b. Các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân

- Số lượt người (số công) tham gia hàng năm tu bổ, sữa chữa đường GTNT - Số người (số ngày) người tham gia giữ gìn trật tự an toàn GTNT c. Các chỉ tiêu phán ảnh sự quản lý GTNT

- Tỷ lệ số xã (thôn) có Ban quản lý GTNT

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN KỲ SƠN THÔN HUYỆN KỲ SƠN

4.1.1. Khái quát về hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn

4.1.1.1. Đặc điểm hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đã chung tay, góp sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, Kỳ Sơn đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và trực tiếp người dân hưởng lợi”. Mọi khoản đóng góp, quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân được công khai, minh bạch, đồng thời phát huy vai trò của chi bộ và ban quản lý bản; các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội thực hiện hàng nghìn buổi tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã, bản luôn sâu sát, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả tổ chức triển khai thực hiện... Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của huyện thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình, hiến hàng trăm mét vuông đất, cây hoa màu, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn.

Hệ thống mạng lưới đường GTNT của huyện Kỳ Sơn được thể hiện ở sơ đồ 4.1 cho thấy, mạng lưới GTNT trên địa bàn huyện phân bổ tương đối hợp lý, huyện có những tuyến đường nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành các trục dọc từ Bắc xuống Nam và các trục ngang từ Đông sang Tây tạo điều kiện thuận lợi cho mối giao lưu giữa các thôn, xã trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, tỉnh khác trong khu vực nhằm cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn.

Sơ đồ 4.1. Kết nối hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn

Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2017)

Mạng lưới đường GTNT trong huyện Kỳ Sơn bao gồm: + Đường huyện;

+ Đường đường trục xã; + Đường thôn, xóm; + Đường nội đồng.

4.1.1.2. Hiện trạng hệ thống đường giao thông huyện Kỳ Sơn

Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện nói riêng. Nhìn chung trong những năm qua CSHT của huyện đều được nâng cấp và cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô tới xã, có trạm y tế và bưu điện văn hóa.

Hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, trong đó phát triển cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.

Trên địa bàn huyện có nhiều trục giao thông quan trọng và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, như:

- Tuyến Quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc đi qua địa bàn huyện với chiều dài 13,7 km và chiều rộng mặt đường là 28 m. Đây là trục giao thông chính có ý nghĩa rất lớn tạo nên những điều kiện thuận lợi để Kỳ Sơn giao lưu với thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

- Tỉnh lộ 445, tỉnh lộ 446 với tổng chiều dài là 29,5 km và chiều rộng mặt đường là 5,5 m. Đây là trục đường giúp Kỳ Sơn thông thương với các huyện lân cận.

- Tuyến đường huyện lộ từ Dân Hạ - Độc Lập, đường Hợp Thịnh - Phú Minh và các tuyến đường huyện khác với tổng chiều dài là 41,0 km và chiều rộng đường từ 3 – 5 m. Đây là các tuyến giúp các xã trong huyện có thể giao lưu, trao đổi và hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội.

- Sông Đà được coi là tuyến đường thuỷ quan trọng giúp huyện Kỳ Sơn có thể giao lưu với các vùng lân cận.Đường GTNT huyện Kỳ Sơn phân bố tương đối hợp lý, được kết nối với đường quốc gia, đường tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hợp lý, thông suốt. Bao gồm các trục dọc từ Đông sang Tây và các trục ngang từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, các tỉnh liền

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 50)