Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, từng bước tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các xã, qua đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Có được sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động là nhờ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Triệu Sơn đã đồng thuận, nhất trí cao từ chủ trương đến thực hiện. Nếu hơn 10 năm trước, nhiều người tỏ ra ngán ngẩm những con đường “nắng bụi, mưa lầy”, thì đến hôm nay nhiều con đường liên thôn, liên xã ở Triệu Sơn đã được nâng cấp, mở rộng, phục vụ nhu cầu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán... Trong gần 5 năm qua, toàn huyện đã cứng hóa được 550 km, chiếm 45,8% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Đặc biệt, địa phương đã phát động chiến dịch toàn dân tham gia làm đường giao thông mùa khô năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010, qua đó có thêm gần 200 km đường được mở. Nhiều xã đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa đường giao thông như: Tân Ninh, Nông Trường, Đồng Lợi, Thọ Vực,
Minh Dân... và nhiều xã sẽ hoàn thành cứng hóa và bê tông hóa 100% đường giao thông trong năm 2010 dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường giao
thông nông thôn được các xã, thị trấn công khai, minh bạch. Qua đó giúp nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác này là mang lại lợi ích cho chính họ, từ đó bà con đồng lòng hưởng ứng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của. Sau khảo sát ban đầu, xã đưa ra họp và xin ý kiến nhân dân nhưng người dân không đồng tình. Sau đó xã, thôn khảo sát lại, hạch toán chi phí, đưa ra chi bộ thống nhất và tiếp tục họp dân. Tiếp theo, xã giao cho các thôn làm chủ đầu tư, dân vừa là người giám sát, vừa tham gia lao động và được trả công theo quy định. Đường được nâng cấp là do sức dân được huy động, đó là tài sản toàn dân, được bà con bảo vệ bằng hương ước, quy ước làng xã. Cho nên, từ thực tế đi tới một khẳng định là huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đường giao thông là cách làm “lợi cả đôi đường” dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Trong năm 2010, ban chỉ đạo giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị
huyện phân công cụ thể từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn để kịp thời cùng các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị. Các xã, thị trấn triển khai đến từng thôn, xóm, khu phố kế hoạch làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị để cán bộ thôn xóm, khu phố vận động nhân dân giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí thực hiện công trình ngay sau khi nhận chỉ tiêu được giao. Trong quá trình thi công, ban chỉ đạo đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ sở sớm nghiệm thu, quyết toán khi công trình hoàn thành và cần công khai trước nhân dân. Triệu Sơn phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành toàn tuyến Quốc lộ 47; Tỉnh lộ 506; Tỉnh lộ 514; đường cầu Trầu - Nưa, Nưa - Am Tiên; đường 506 đi nhà máy Nam Việt; đường Thọ Tân - Thọ Thế và một số tuyến đường khác. Phấn đấu 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, trên 80% đường thôn, xóm được bê tông hoặc rải cấp phối, 100% cầu lớn được làm mới hoặc tu sửa dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn là một phong
trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp, nhằm hướng đến xây dựng một diện mạo mới cho những vùng đất thuần
nông, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng bền vững dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
2.2.3. Kinh nghiệm của huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc
Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Minh chứng cho kết quả trong công tác huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn, ông Nguyễn Tấn Lượng, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ea Kar cho biết: hệ thống đường giao thông nông thôn toàn huyện có hơn 857 km, những tuyến đường đất lầy lội đã được cứng hóa, trong đó tỷ lệ đường nhựa và bê tông xi măng đường huyện đạt 61%, đường xã 11%; đặc biệt, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều được cứng hóa… Có được điều này nhờ Ea Kar biết phát huy nội lực tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức mạnh toàn xã hội chung tay làm giao thông nông thôn từ huyện đến xã, thôn, buôn. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 8 tuyến đường giao thông nội huyện (tổng chiều dài hơn 30 km), với số vốn hơn 54 tỷ đồng. Bên cạnh những dự án mới, các hạng mục công trình chuyển tiếp đều đang được khẩn trương thi công để sớm hoàn thành. Điển hình như Dự án sửa chữa, nâng cấp đường giao thông Cư Ni - Ea Ô (các hạng mục nền, móng mặt đường và công trình thoát nước) dài 4,3 km theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi, nền đường rộng 6m, mặt láng nhựa rộng 3,5m, tổng đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng khởi công từ tháng 2-2012. Theo kế hoạch, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5-2012 nhưng do khó khăn về vốn, thời tiết nên phải gia hạn tiến độ đến quý 3. Để giảm bớt khó khăn trong đi lại, sản xuất của người dân, huyện đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh cường độ thi công sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường huyết mạch từ trung tâm huyện đến xã Ea Ô và các địa phương dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
định giao thông là một tiêu chí quan trọng, nên bên cạnh đầu tư của Nhà nước, địa phương cũng kêu gọi người dân các xã và doanh nghiệp trên địa bàn chung sức xây dựng GTNT. Có thể dẫn chứng một vài việc làm ấn tượng như đến thời điểm này, người dân các xã đã san ủi mở rộng và làm mới 120 km đường thôn, xóm; hiến 260 m2 đất, chặt bỏ 10.000 cây trồng các loại, ước tính giá trị trên 9 tỷ đồng; 150 hộ hiến đất làm đường giao thông, điển hình như ông Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Phương Đông (xã Ea Ô), Đặng Quang Lực (xã Ea Tyh), Bàn Tiến Thọ (xã Ea Sar)…; các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV cà phê 721, Công ty giày dép Việt Thắng, Công ty cổ phần Mía đường 333… đóng góp 2.000 m2 đất, 100 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ cùng địa phương làm đường giao thông… dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Ea Ô là một trong những xã điển hình về phong trào làm giao thông nông thôn ở Ea Kar, trong đó điều đáng ghi nhận là sự tham gia rất tích cực của người dân. Thời gian này, đến Ea Ô dễ bắt gặp hình ảnh người dân phá bỏ tường rào chuẩn bị thi công khoảng 53 km đường liên thôn, trục thôn, xóm, rộng 7 đến 9 m. Ngoài nguồn vốn ngân sách xã, nhân dân đã hiến 120.331m2 đất khu dân cư, 5.549 cây cà phê, 3.476 cây điều… tổng trị giá gần 3,5 tỷ đồng. Đặc biệt, có 30 hộ hiến đất từ 500 đến 1.000 m2 như ông Nguyễn Văn Tình thôn 6A (800m2), ông Nguyễn Đông Phương thôn 11 (800m2)… Hiện tổng số đường giao thông trên toàn xã có 183,58 km, trong đó đường liên xã 20,95km, liên thôn 42,1km, đường nội thôn là 114,35 km, với nhiều tuyến đã nhựa và bê tông hóa. Ông Nguyễn Minh Chuyền, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Ea Ô cho biết: Xác định giao thông là tiêu chí rất quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nên địa phương đã chỉ đạo sát sao, tranh thủ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của người dân để từng bước nâng cao hệ thống dường GTNT, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân dẫn theo (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).