Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 50)

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số và lao động ở nông thôn là những vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm, là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Huyện Kỳ Sơn có 09 xã và 01 thị trấn. Với dân số của huyện năm 2018 là

32.929 người, có 85 làng và 7.915 hộ Gia đình, trong đó dân tộc Mường chiếm

70%, dân tộc Kinh chiếm 27%, dân tộc khác chiếm 3%.

Về lao động chủ yếu là lao động nông thôn. Tính đến năm 2018, nguồn lao động huyện Kỳ Sơn là 21.398 người, trong đó lao động nông thôn là 19.959 người, lao động thị trấn là 1.439 người.

Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%)

17/16 18/17 BQ Tổng số dân Người 32,531 32,657 32,929 0.39 0.83 0.61 - Dân số thành thị Người 2,498 2,467 2,430 -1.24 -1.50 -1.37 - Dân số nông thôn Người 30,033 30,190 30,499 0.52 1.02 0.77

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn (2018)

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng trong những năm qua được quan tâm xây dựng đồng bộ như điện - đường - trường - trạm, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).

tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 37 tỷ đồng, bằng 119,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 102,9% dự toán HĐND huyện giao; Thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,75%. Toàn huyện có 03/9 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã Hợp Thịnh, xã Mông Hóa; xã Hợp Thành); có 06/10 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; 15/27 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Văn hóa - xã hội có nhiều bước tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và ngày càng được nâng lên (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).

Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 15,4%, trong đó: Nông - lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp - xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới

28,5% 36,9% 34,6% Nông nghiệp CN-XD TM- DV

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Kỳ Sơn năm 2018

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn (2018) Như vậy, qua phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm về kinh tế - xã hội nhận thấy quản lý sử dụng đường GTNT ảnh hưởng đa chiều của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tạo thành những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác này.

Với tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, ngoài ra trình độ dân trí tương đối cao, trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học,… nên yêu cầu phát triển hệ thống đường GTNT càng cấp thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng trong sản xuất và hướng đến phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, quản lý sử dụng GTNT huyện Kỳ Sơn cũng gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ như chưa có quy hoạch chung của tỉnh Hòa Bình. Cơ chế, chính sách quản lý GTNT chưa thực sự được ban hành cụ thể, rõ ràng, các văn bản thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Ngoài ra, công tác quản lý GTNT còn chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, cơ chế thị trường nên người dân còn thiếu tập trung vào bảo trì hệ thống đường GTNT.

3.1.2.3. Văn hóa xã hội

Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện chủ yếu là có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm (70%) còn lại là dân tộc Kinh, Dao và một số dân tộc khác. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử cùng với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cho đến nay phần nhiều các lễ hội cổ truyền của các dân tộc đã bị mai một, chỉ còn lại một số lễ hội mang tính cộng đồng, dòng họ hoặc gia đình thu nhỏ như: Lễ mừng năm mới, rằm tháng Giêng, Tết Hàn thực, rằm tháng Bảy, rằm tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trong phạm vi gia đình (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Huyện chỉ có 10/10 đơn vị hành chính, nhưng phân bổ về mặt địa lý không thuận lợi, sản xuất chủ yếu nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi và phát triển đồi rừng. Huyện có 1 xã và 2 xóm thuộc vùng 135 nằm cách xa trung tâm huyện nên còn gặp rất nhiều khó khăn như: Đường giao thông, chăm sóc sức khoẻ, phổ cập giáo dục và các phương tiện về thông tin đại chúng v.v..

Hệ thống giao thông: Kỳ Sơn là huyện có hệ thống giao thông thuận

lợi, với gần 20 km đường quốc lộ 6 chạy qua

Hệ thống thủy lợi: huyện Kỳ Sơn có trên 78,9% hệ thống thủy lợi của huyện đã được xây dựng kiên cố hóa

Hệ thống điện: Được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia, với hệ thống cột, dây dẫn và các trạm biến áp chắc chắn, kiên cố, chạy dài từ Xuân Mai - Kỳ Sơn - Hòa Bình trên tuyến lộ 371 (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).

3.1.2.5. Về Giáo dục và Đào tạo

Tính đến năm 2018, toàn huyện Kỳ Sơn có 26 trường, trong đó 10 trường mầm non (MN), 05 trường tiểu học (TH), 05 trường trung học cơ sở (THCS), 10 trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) trực tiếp phòng Giáo dục

& Đào tạo huyện quản lý; 02 trường trung học phổ thông (THPT) thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, huyện còn có 01 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý.

Trước 2016 huyện Kỳ Sơn có 32 trường học, năm 2016 thực hiện đề án sáp nhập các trường tiểu học có quy mô nhỏ dưới 10 lớp với trường THCS thành trường liên cấp TH&THCS, đến nay có 26 trường , đa số các trường đều đã được kiên cố hóa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường còn có một số phòng học là nhà cấp bốn. Các trường đều nằm ngay trung tâm xã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng xã mà số lớp và số học sinh ở các trường trong huyện không đồng đều.

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình là một huyện nhỏ trong tỉnh, kinh tế xã hội đang phát triển còn khó khăn. Cơ sở vật chất trường lớp các trường trong huyện còn thiếu, mới chỉ đáp ứng được về cơ bản nhà lớp học, nhà hiệu bộ, quy mô trường lớp chưa đồng bộ về phòng học kiên cố trang thiết bị đồ dùng dạy học. Mới có một trường có nhà đa năng, tất cả các trường có đủ phòng làm việc cho cán bộ giáo viên, khu vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập được trang bị tương đối đầy đủ, tuy nhiên chất lượng của thiết bị, đồ dùng dạy học đã bắt đầu xuống cấp, nhiều đồ dùng đã hỏng không sử dụng được sau một thời gian sử dụng, nhiều thiết bị chất lượng kém ngay từ khi sản xuất... (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)