Đánh giá quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 85 - 87)

đường bộ là khá tốt, do chính sách đầu tư cho giao thông nông thôn của Chính phủ. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông ở huyện lại có chất lượng không cao, phải chăng bởi công tác bảo dưỡng, duy tu sau khi công trình được xây dựng hoàn thành chưa được chú trọng đến nên sau khi đưa vào sử dụng thì nhanh chóng bị xuống cấp.

Bảng 4.16. Đánh giá về công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

TT Nội dung

(n=99)

Số lượng

(ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Các CT đường GTNT bị xuống cấp, hư hỏng đều được sửa chữa, bảo dưỡng ngay

- Đồng ý 76 76,77

- Không đồng ý 23 23,23

2 Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng

- Đồng ý 58 58,59

- Không đồng ý 41 41,41

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Theo số liệu điều tra cho thấy công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chưa được tốt. Có tới 23,23% số ý kiến được khảo sát cho rằng các CT đường GTNT khi bị xuống cấp, hư hỏng không được sửa chữa, bảo dưỡng ngay và 41,41% số ý kiến cho rằng thời gian bảo dưỡng sửa chữa còn kéo dài.

4.1.3. Đánh giá quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn

4.1.3.1. Ưu điểm

- Công tác quy hoạch, phân cấp quản lý sử dụng đường GTNT đã được thực hiện đối với tất cả các tuyến đường trong hệ thống GTNT trên địa bàn huyện, đảm bảo phù hợp trước mắt và lâu dài.

- Công tác quản lý được thực hiện theo Quyết định Số: 46/2017/QĐ- UBND “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” đã được ban hành.

+ Việc tổ chức quản lý là UBND huyện và UBND các xã và chủ đầu tư theo phân cấp, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình ngay từ khâu thiết kế đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.

Cơ bản các tuyến đường được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp vào đúng cấp kỹ thuật. Chất lượng cầu cống trên hệ thống đường huyện là khá tốt, xu hướng làm cầu cống vĩnh cửu bằng BTCT cũng đã có chỗ đứng trong GTNT.

Tỷ lệ mặt đường huyện, xã được cứng hoá đạt khá cao, đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn. Các tuyến đường GTNT được bảo vệ an toàn, không bị các cá nhân xâm hại gây cản trở giao thông.

Phát triển bền vững GTNT đã trở thành một nội dung quan tâm hàng đầu của huyện. Nâng cao chất lượng đường hiện có trên 2 mặt: 1) Cải tạo yếu tố hình học của tuyến. 2) Nâng cấp hệ thống đường sản xuất đạt tiêu chuẩn ít nhất là B – Nông thôn.

Kinh nghiệm điều hành của hệ thống quản lý sử dụng từ huyện đến xã tốt hơn rất nhiều, thu hút sự tham gia và đồng tình của người dân, như việc mở rộng đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

- Công tác kiểm tra được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ; nội dung kiểm tra sâu rộng, giúp quá trình tổ chức quản lý GTNT đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với Quyết định Số: 46/2017/QĐ-UBND “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” đã được ban hành.

- Việc phân cấp quản lý được thực hiện phân quyền rất mạnh cho cấp huyện và cấp xã.

4.1.3.2. Những hạn chế

- Mặc dù phân cấp quản lý đường giao thông nông thôn nhưng hoạt động quản lý của các cấp chưa cao, vẫn còn lỏng lẻo, trình độ của một số cán bộ quản lý chưa cao, thiếu vốn để duy trì quản lý đường GTNT.

- Công tác xây dựng: trình độ chuyên môn của cán bộ giao thông cấp xã còn hạn chế, thường hay kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ.

- Tình trạng đường xã, đường thôn, xóm có tỷ lệ tốt còn thấp.

- Đường ra đồng tình trạng lầy lội vào mùa mưa, rất khó khăn cho giao thông phục vụ sản xuất.

- Việc quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường GTNT: Kinh phí bảo trì đường huyện còn ít, chưa có vốn giành cho bảo trì đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất. Bảo trì đường theo kế hoạch cơ bản chưa được thực hiện đối với cấp xã. Chưa có cơ chế quản lý khai thác, bảo trì đối với đường thôn, xóm, đường sản xuất.

- Hoạt động kiểm tra giám sát quản lý đường giao thông nông thôn ở huyện Kỳ Sơn chưa thực sự nghiêm túc, chặt chẽ, mặc dù đã nhận được sự ủng hộ của người dân nhưng tình trạng vi phạm vẫn còn nhiều, trong đó chủ yếu là xe quá khổ, quá tải, gây ô nhiễm trên đường, vẫn còn một số hiện tượng phá đường và các công trình liên quan… Khi phát hiện sai phạm vẫn còn một số cán bộ làm ngơ, có tâm lý lo sợ, không báo với tổ giám sát mà lại bàn luận với những người xung quanh, còn người dân vẫn chiến tỷ lệ lỡn bàn luận với những người xung quanh, có một số người không có phản ứng gì. Một trong những tồn tại trong hoạt động kiểm tra giám sát là do hệ thống đường quá rộng, trình độ người dân còn hạn chế, chính sách chưa rõ ràng, ngoài ra còn do năng lực chuyên môn của cán bộ chưa cao…

- Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn vốn còn nhiều vấn đề, tỷ lệ đầu tư cho giao thông đường bộ khá tốt nhưng chất lượng đường bộ lại không cao, số lượt bảo trì ít, tỷ lệ đường hư hỏng, xuống cấp vẫn còn nhiều thể hiện qua số lần sửa chữa và tình hình sửa chữa các hư hỏng các tuyến đường nằm sát kề các hộ dân. Nguồn vốn dành cho hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ còn hạn chế, đa số phải đi thuê nhân công máy móc…vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa. Bên cạnh đó, hoạt động này vẫn mang tính chất hoàn thiện tiêu chí về giao thông nông thôn của chương trình nông thôn mới nên chất lượng không cao.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 85 - 87)