quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn không phù hợp với phong tục, tập quán cộng đồng dân cư, khi đó sẽ có những phản ánh trở lại đối với thành viên và bộ máy quản lý, nếu nội dung quản lý không phù hợp, khi đó các chính sách khó phát huy hết hiệu quả trong cộng đồng dân cư.
Bởi vậy đòi hỏi công tác quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn phải phù hợp với phong tục, tập quán cộng đồng dân cư ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển sử dụng đường giao thông nông thôn; xây dựng các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt được mục tiêu nhằm duy trì, phát triển sử dụng đường giao thông nông thôn, tạo sự liên hoàn thông suốt đáp ứng sự mong muốn của cộng đồng xã hội (Nguyễn Thị Doan, 2014).
Cần tuyên truyền phổ biến việc xây dựng hương ước làng có nội dung tham gia của cộng đồng dân cư, trong việc xây dựng và bảo dưỡng các con đường nơi mà họ đang sinh sống (Nguyễn Thị Doan, 2014).
2.1.5.4. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở
Năng lực của cán bộ cơ sở làm công tác quản lý hệ thống đường GTNT có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt thì tiến độ thực hiện sẽ dễ dàng, chất lượng các công trình cao. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, thiếu năng lực quản lý thì sẽ làm chậm tiến độ công việc và chất lượng của công trình sẽ không cao. Chính vì vậy nghiên cứu việc quản lý hệ thống đường GTNT cần nghiên cứu đến trình độ, năng lực của cán bộ địa phương (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN NÔNG THÔN
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN NÔNG THÔN xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Theo thống kê, 73% đường xã của huyện đã được nhựa hoá và xây dựng bằng bê tông xi măng, số còn lại cơ