Quản lý sử dụng đường GTNT cần quan tâm đến đặc điểm của người dân cũng như các tổ chức kinh tế khác. Mỗi khu dân cư, mỗi tổ chức kinh tế đều có
đặc điểm riêng, đối với mỗi đối tượng cần có các biện pháp vận động đóng góp xây dựng đường GTNT hay việc sử dụng, bảo trì, sửa chữa đường sao cho hiệu quả. Trong huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, quản lý sử dụng đường GTNT ở huyện Kỳ Sơn đặc điểm dân cư ảnh hưởng lớn đến nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đường GTNT.
Trong đó, đặc trưng nhất phải kể đến trình độ dân trí của người dân. Đây là yếu tố thể hiện hiểu biết của người dân về quản lý, xây dựng đường GTNT.
Bảng 4.20. Trình độ dân trí của người dân được điều tra
STT Chỉ tiêu Người dân
Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trình độ học vấn 90 100,00 Tiểu học 30 33,33 THCS 44 48,89 THPT 15 16,67 2 Trình độ chuyên môn 90 100,00
Chưa qua đào tạo 66 73,33
Sơ cấp 12 13,33
Trung cấp 7 7,78
Cao đẳng 5 5,56
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Qua bảng 4.20 nhận thấy, trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và khả năng tham gia của người dân. Qua điều tra cho thấy, đa số người dân ở đây trình độ học vấn còn bị hạn chế. Số hộ học cấp 1 chiếm 33,33%, số hộ học cấp 2 chiếm 50%, số hộ học cấp 3 chiếm 16,67% tổng số hộ điều tra. Về trình độ chuyên môn của hộ, chỉ có 5 hộ học cao đẳng chiếm 5,56% trong tổng số các hộ điều tra, 7 hộ học trung cấp (chiếm 7,78%) và 12 hộ học trung cấp chiếm 13,33% trong tổng số hộ điều tra. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của chủ hộ đến việc huy động đóng góp trong việc xây dựng GTNT. Các hộ có trình độ học vấn cao họ sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của GTNT và như vậy việc huy động đóng góp sẽ dễ dàng hơn. Còn những hộ có trình độ dân trí thấp thì việc làm
cho họ hiểu tầm quan trọng của GTNT và tầm quan trọng, vị trí, nhiệm vụ của họ trong xây dựng GTNT sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc huy động đóng góp của những hộ có trình độ dân trí thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, sự tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc quản lý đường GTNT.
Hộp 4.1. Hộp ý kiến của người dân về xây dựng, quản lý giao thông nông thôn
“Qua sự tuyên truyền của cán bộ ở xã tôi nhận thấy được nếu con đường trước nhà tôi được mở rộng, sạch đẹp thì nhà tôi cũng như và con đường trong xã được thuận tiện cho đi lại. Thêm nữa buôn bán hay làm gì đó mà phải chuyên chở vật liệu thì cũng dễ dàng hơn. Tôi là tôi ủng hộ hết mình”
Nguồn: Phỏng vấn ông Trần Văn Tuấn, xã Mông Hóa, ngày 8/1/2019
Người dân địa phương là những người liên quan và sử dụng chính các công trình giao thông nông thôn. Vì vậy, sự tham gia của họ vào việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình đầu tư giúp tăng cường quyền làm chủ và trách nhiệm ở địa phương, nâng cao trách nhiệm, việc quản lý công trình và tính bền vững của các công trình giao thông nông thôn.