Thứ nhất, tăng cường vai trò định hướng của nhà nước, trước hết cần chú
trọng công tác quy hoạch phát triển giao thông nông thôn. Quy hoạch GTNT phải kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải đề cập đến khả năng mở rộng để tránh phải di dân, đền bù và giải toả sau này. Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn huyện phải nằm trong quy hoạch phát triển GTNT của tỉnh.
của từng vùng. Vốn ngân sách hỗ trợ tập trung cho công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như cầu, cống và cho xây dựng nâng cấp đường huyện và đường về trung tâm xã.
Thứ ba, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và
từ các nguồn khác như các đối tượng thường xuyên tham gia hoạt động vận tải góp tiền, góp vật liệu và góp công sức. Tận dụng sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài. Các nguồn vốn này, đặc biệt là vốn góp của dân phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.
Thứ tư, củng cố hệ thống tổ chức quản lý việc xây dựng, duy tu sửa chữa
đường giao thông nông thôn thông suốt từ trung ương đến địa phương. Sử dụng vật liệu, sức lao động tại chỗ là chính, chú trọng áp dụng các loại vật liệu mới, công nghệ thi công mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Ban hành đủ, hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, hoàn thiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động... để phục vụ cho xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Kỳ Sơn là huyện vùng giữa của tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;
- Phía Bắc giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kỳ Sơn là 21008,09ha. Thị trấn Kỳ
Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 12 km. Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có tuyến quốc lộ 6 chạy qua nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, nên rất thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Một đặc thù của Kỳ Sơn là có vị trí bao quanh thị xã Hoà Bình, một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ của tỉnh và cả vùng Tây Bắc (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Kỳ Sơn nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 300 – 600 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất nên tính chất địa hình có sự khác nhau, có thể chia địa bàn huyện Kỳ Sơn làm 2 vùng:
- Vùng ngoài địa hình thấp, độ cao trung bình từ 200 – 300 m, vùng này không có núi cao, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghĩa là thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà. Ngoài địa hình núi, đồi thấp có chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen kẽ nhau.
- Vùng trong có độ cao tuyệt đối trên 300 m. Toàn bộ địa hình vùng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy địa hình vùng trong có độ cao tuyệt đối
cao hơn vùng ngoài, song địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ đốc từ 10 – 150
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Huyện Kỳ Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm có mùa đông lạnh khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhìn chung điều kiện giữa các vùng trong huyện có sự chênh lệch song không lớn lắm. Khí hậu ở Kỳ Sơn có thể chia làm hai tiểu vùng khác nhau:
- Vùng ngoài là vùng có độ cao tuyệt đối thấp, nhiệt độ trung bình/tháng cao, lượng mưa thấp hơn mức bình quân chung, khí hậu khắc nghiệt hơn.
- Vùng trong có độ cao 300 – 400 m khí hậu mát mẻ hơn, lượng mưa cao hơn và điều hoà hơn.
Về nhiệt độ:
Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ ràng là lượng nhiệt bình quân cao. Theo số liệu của trạm thuỷ văn I, Hoà Bình nhiệt độ trung bình các năm dao động từ 21,8
– 24,70C. Trong năm, tháng nóng nhất vào tháng 6 từ 27 – 29,70C và tháng nhiệt
độ thấp nhất là vào tháng 1 từ 15,5 – 16,50C. Có những ngày nhiệt độ có lên tới
400C vào mùa hè và có ngày nhiệt độ xuống thấp đến 2 – 30C vào mùa đông.
Về lượng mưa:
Kỳ Sơn thuộc khu vực có lượng mưa trung bình. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 1800 mm, năm mưa nhiều khoảng 2200 mm, năm mưa ít khoảng 1.600 mm. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, có năm đến 90%. Cá biệt có năm mùa mưa kết thúc muộn, tháng 11 còn có mưa lớn. Các tháng có mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mưa nhiều, tập trung gây ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2 có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên những năm có mưa muộn đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng vụ đông, mưa sớm lại ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm.
Thuỷ văn:
- Kỳ Sơn có sông Đà chảy qua với lưu lượng nước lớn cho phép sử dụng vào việc tưới tiêu (đặc biệt các xã ven sông như thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ, xã Hợp Thành, xã Hợp Thịnh, xã Phú Minh).
- Ngoài sông Đà, Kỳ Sơn có khoảng 20 con suối lớn nhỏ với lưu lượng
nước hàng ngàn m3/giờ. Tuy nhiên do việc chặt phá rừng ở đầu nguồn, cho nên
có khoảng 30% số suối vào mùa cạn không có nước gây nên việc thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất:
Tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng có cấu trúc địa chất đa dạng và phức tạp bởi quá trình hình thành qua nhiều thời kỳ kiến tạo lớp vỏ nên Kỳ Sơn có nhiều loại đất khác nhau chia làm 2 nhóm đất chính đó là: Đất đồi núi và đất ruộng.
* Đất đồi núi bao gồm các loại đất: Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đất sét, đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá sa thạch, đất đỏ vàng trên đá biến chất.
Đất đồi núi có đặc điểm sau: Do chịu ảnh hưởng của quá trình feralit trên đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích luỹ nhiều sắt, nhôm, địa hình dốc nên hay bị xói mòn. Đá mẹ có nhiều loại khác nhau nên dẫn đến nhiều loại đất khác nhau về độ dày, thành phần cơ giới và hàm lượng chất dinh dưỡng. Do vậy, nếu trồng trọt không đúng kỹ thuật đất thoái hoá rất nhanh, xói mòn mạnh, sỏi đá trơ lên mặt đất, đất chặt cứng, chua và nghèo dinh dưỡng.
* Đất ruộng bao gồm: đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi, đất phù sa feralit biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng chua, đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ.
Đất của huyện Kỳ Sơn nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ từ cát đến sét. Trong đó đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ trọng cao khoảng 60%, từ cát đến cát pha chiếm 20%, đất sét chiếm 20%. Nhìn chung đất có độ chua cao, hàm lượng lân và kali phù hợp nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng với các hệ sinh thái có tưới và không tưới.
Hạn chế lớn nhất đối với huyện Kỳ Sơn là đất phù sa úng nước, lầy, lụt, đất vùng đồi tầng canh tác mỏng có hiện tượng xói mòn bị đá ong hoá. Trong tương lai cần cải tạo bằng cách bố trí hệ thống cây trồng thích hợp nhằm khắc phục những yếu tố hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh tế các loại đất.
Trong công nghiệp, đất đai đóng vai trò là mặt bằng sản xuất, còn trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu và không thể thay thế được. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế, số lượng và chất lượng đất đai quyết định lợi thế so sánh của từng vùng, cũng như cơ cấu sản
xuất của từng nông trại.Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và hợp lý sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập và ổn định kinh tế- xã hội.
Đất nông nghiệp với diện tích là 14.717,30 ha, chiếm 70,06% tổng diện tích tự nhiên (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
Tài nguyên nước:
Về mùa mưa lượng nước mưa dư thừa cho sản xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ quét do nước mưa dồn từ trong núi ra. Huyện phải sử dụng hệ thống các trạm bơm tiêu thoát nước lớn để chống úng ngập.
Về mùa khô nguồn nước tưới khá dồi dào nguồn nước từ các sông Đà và các sông ngòi được các trạm bơm, bơm tưới lên cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân (UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
Tài nguyên rừng:
Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát... các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,... và nhiều loại lâm sản như măng,mộc nhĩ, nấm hương... Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.
Khoảng 2/3 diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi. Vùng đồi núi đá ở huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo,...) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên và một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện Kỳ Sơn rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,... Điều kiện thời tiết
khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch. Vì vậy việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.(UBND huyện Kỳ Sơn, 2018).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động ở nông thôn là những vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm, là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Huyện Kỳ Sơn có 09 xã và 01 thị trấn. Với dân số của huyện năm 2018 là
32.929 người, có 85 làng và 7.915 hộ Gia đình, trong đó dân tộc Mường chiếm
70%, dân tộc Kinh chiếm 27%, dân tộc khác chiếm 3%.
Về lao động chủ yếu là lao động nông thôn. Tính đến năm 2018, nguồn lao động huyện Kỳ Sơn là 21.398 người, trong đó lao động nông thôn là 19.959 người, lao động thị trấn là 1.439 người.
Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%)
17/16 18/17 BQ Tổng số dân Người 32,531 32,657 32,929 0.39 0.83 0.61 - Dân số thành thị Người 2,498 2,467 2,430 -1.24 -1.50 -1.37 - Dân số nông thôn Người 30,033 30,190 30,499 0.52 1.02 0.77
Nguồn: Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn (2018)
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng trong những năm qua được quan tâm xây dựng đồng bộ như điện - đường - trường - trạm, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).
tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 37 tỷ đồng, bằng 119,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 102,9% dự toán HĐND huyện giao; Thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,75%. Toàn huyện có 03/9 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã Hợp Thịnh, xã Mông Hóa; xã Hợp Thành); có 06/10 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; 15/27 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Văn hóa - xã hội có nhiều bước tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và ngày càng được nâng lên (Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn, 2018).
Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 15,4%, trong đó: Nông - lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp - xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới
28,5% 36,9% 34,6% Nông nghiệp CN-XD TM- DV
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Kỳ Sơn năm 2018
Nguồn: Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn (2018) Như vậy, qua phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm về kinh tế - xã hội nhận thấy quản lý sử dụng đường GTNT ảnh hưởng đa chiều của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tạo thành những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác này.
Với tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, ngoài ra trình độ dân trí tương đối cao, trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học,… nên yêu cầu phát triển hệ thống đường GTNT càng cấp thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng trong sản xuất và hướng đến phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, quản lý sử dụng GTNT huyện Kỳ Sơn cũng gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ như chưa có quy hoạch chung của tỉnh Hòa Bình. Cơ chế, chính sách quản lý GTNT chưa thực sự được ban hành cụ thể, rõ ràng, các văn bản thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Ngoài ra, công tác quản lý GTNT còn chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, cơ chế thị trường nên người dân còn thiếu tập trung vào bảo trì hệ thống đường GTNT.
3.1.2.3. Văn hóa xã hội
Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện chủ yếu là có 3 dân tộc anh em cùng