Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Sơn trong thời gian qua đang chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng dân tỷ trọng ngành CN – TTCN – XDCB và Dịch vụ, giá trị sản xuất

kinh doanh của huyện không ngừng tăng, đời sống kinh tế của người dân đã ổn định và ngày càng phát triển hơn.

Tính đến hết năm 2018, Kỳ Sơn là một huyện kinh tế tương đối phát triển và phấn đấu đến cuối năm các xã đều đạt trên 14 tiêu chí NTM. Để làm được điều đó thì hệ thống GTNT cần được hoàn thiện và mức thu nhập BQ/người của huyện Kỳ Sơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đóng góp của người dân vào việc xây dựng GTNT. Vì vậy thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT.

Bảng 4.18. So sánh thu nhập BQ/người của mô ̣t số huyện ở tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu Tiền (triệu đồng/năm)

1 Thu nhập BQ/người của thành phố Hòa Bình 19,00

2 Thu nhập BQ/người của huyện Lương Sơn 17,00

3 Thu nhập BQ/người của huyện Kỳ Sơn 15,97

4 Thu nhập BQ/người của tỉnh Hòa Bình 16,21

Nguồn: UBND huyện Kỳ Sơn (2018) Qua Bảng 4.18, nhận thấy thu nhập BQ/người ở huyện Kỳ Sơn thấp hơn nhiều so với thu nhập BQ/người của các huyện trong tỉnh và bình quân đầu người của cả tỉnh Hòa Bình. Như thế thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn trong việc đóng góp của người dân. Do đó cần tìm biện pháp nâng cao thu nhập của người dân, và khi thu nhập người dân tăng thì khả năng huy động đóng góp cũng gia tăng…

Để thực hiện chính sách đòi hỏi các địa phương phải có nguồn lực cần thiết, trong quản lý đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách cần sự tham gia của các cấp chính quyền, của cộng đồng dân cư, sự đầu tư của nhà nước...

Qua bảng 4.19 cho thấy, tỷ lệ người/km đường qua thời gian tăng lên do dân số huyện không ngừng tăng. Năm 2016 có 44,7 người/km đường, năm 2018 có 46,51 người/km đường. Trong đó, tỷ lệ nhân khẩu nông thôn/km đường cũng có xu hướng tăng lên, năm 2016 có 41,12 người/km đường, năm 2018 có 43,08 người/km đường. Điều này chứng tỏ nguồn lực lao động trong quản lý đường

giao thông nông thôn ngày càng cao, sự tham gia trong đóng góp xây dựng đường, trong giám sát xây dựng, giám sát khai thác, bảo trì bảo dưỡng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, dân số tăng đồng nghĩa với các hoạt động giao thông giao diễn ra thường xuyên hơn cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn dành có thể huy động cho quản lý đường giao thông nông thôn ở huyện Kỳ Sơn cũng có sự thay đổi qua các năm. Nguồn vốn đầu tư công cho giao thông nông thôn ở huyện Kỳ Sơn tuy có tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 nhưng nguồn vốn này so với nhu cầu thực tế rất nhỏ.

Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu nguồn lực của huyện Kỳ Sơn ảnh hưởng tới quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 1 Tỷ lệ người/km đường Người/km 44,7 45,46 46,51 1,70 2,31 2 Tỷ lệ khẩu nông thôn/km đường Người/km 41,12 42,32 43,08 2,92 1,80 3 Đầu tư công cho

GTNT

Tỷ đồng

3,6 4 4,4 1,11 10,00

4 Ngân sách xây dựng nông thôn mới

Tỷ đồng

120,43 124,87 126,35 3,69 1,19 5 Vốn giảm nghèo Tỷ đồng 38,81 39,25 39,89 1,13 1,63

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Sơn (2018) Năm 2016 nguồn vốn đầu tư công có đường GTNT là 3,6 tỷ đồng, năm 2018 có 4,4 tỷ đồng tăng 0,8 tỷ đồng so. Ngoài ra, nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới cũng được sử dụng một phần vào xây dựng đường nông thôn mới. Nguồn vồn này hiện nay rất lớn, năm 2016 nguồn vốn này có 120,43 tỷ đồng, năm 2018 có 126,35 tỷ đồng. Nguồn vốn cho giảm nghèo cũng được một số địa phương trên địa bàn huyện Kỳ Sơn sử dụng linh hoạt trong công tác phục vụ xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn. Năm 2016, tổng nguồn vốn có 38,81 tỷ đồng, năm 2018 có 39,89 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)