Khái quát về hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 61)

THÔN HUYỆN KỲ SƠN

4.1.1. Khái quát về hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn

4.1.1.1. Đặc điểm hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đã chung tay, góp sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, Kỳ Sơn đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và trực tiếp người dân hưởng lợi”. Mọi khoản đóng góp, quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân được công khai, minh bạch, đồng thời phát huy vai trò của chi bộ và ban quản lý bản; các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội thực hiện hàng nghìn buổi tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã, bản luôn sâu sát, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả tổ chức triển khai thực hiện... Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của huyện thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình, hiến hàng trăm mét vuông đất, cây hoa màu, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn.

Hệ thống mạng lưới đường GTNT của huyện Kỳ Sơn được thể hiện ở sơ đồ 4.1 cho thấy, mạng lưới GTNT trên địa bàn huyện phân bổ tương đối hợp lý, huyện có những tuyến đường nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành các trục dọc từ Bắc xuống Nam và các trục ngang từ Đông sang Tây tạo điều kiện thuận lợi cho mối giao lưu giữa các thôn, xã trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, tỉnh khác trong khu vực nhằm cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn.

Sơ đồ 4.1. Kết nối hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn

Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2017)

Mạng lưới đường GTNT trong huyện Kỳ Sơn bao gồm: + Đường huyện;

+ Đường đường trục xã; + Đường thôn, xóm; + Đường nội đồng.

4.1.1.2. Hiện trạng hệ thống đường giao thông huyện Kỳ Sơn

Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện nói riêng. Nhìn chung trong những năm qua CSHT của huyện đều được nâng cấp và cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô tới xã, có trạm y tế và bưu điện văn hóa.

Hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, trong đó phát triển cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.

Trên địa bàn huyện có nhiều trục giao thông quan trọng và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, như:

- Tuyến Quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc đi qua địa bàn huyện với chiều dài 13,7 km và chiều rộng mặt đường là 28 m. Đây là trục giao thông chính có ý nghĩa rất lớn tạo nên những điều kiện thuận lợi để Kỳ Sơn giao lưu với thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

- Tỉnh lộ 445, tỉnh lộ 446 với tổng chiều dài là 29,5 km và chiều rộng mặt đường là 5,5 m. Đây là trục đường giúp Kỳ Sơn thông thương với các huyện lân cận.

- Tuyến đường huyện lộ từ Dân Hạ - Độc Lập, đường Hợp Thịnh - Phú Minh và các tuyến đường huyện khác với tổng chiều dài là 41,0 km và chiều rộng đường từ 3 – 5 m. Đây là các tuyến giúp các xã trong huyện có thể giao lưu, trao đổi và hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội.

- Sông Đà được coi là tuyến đường thuỷ quan trọng giúp huyện Kỳ Sơn có thể giao lưu với các vùng lân cận.Đường GTNT huyện Kỳ Sơn phân bố tương đối hợp lý, được kết nối với đường quốc gia, đường tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hợp lý, thông suốt. Bao gồm các trục dọc từ Đông sang Tây và các trục ngang từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong huyện, giữa huyện Kỳ Sơn với các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và với các huyện, các tỉnh liền kề góp phần xóa dần sự ngăn cách giữa nông thôn và thành thị, đáp ứng nhu cầu GTNT của các phương tiện vận tải đường bộ.

- Đường huyện: có 04 tuyến đường, về cơ bản đã được láng nhựa và đổ bê tông nhựa, đáp ứng được nhu cầu giao thông của nhân dân.

Bảng 4.1. Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn STT Tiêu chí Đá dăm nhựa Bê tông xi măng Đá dăm Gạch vỡ, xỉ lò… Đất Tổng 1 Đường huyện 28,80 8,30 3,90 - - 41,00 2 Đường xã 36,91 27,64 8,28 - 3,14 75,97 3 Đường thôn 4,82 102,86 11,27 4,88 8,75 132,58 4 Đường xóm 0,75 120,77 20,11 22,93 41,42 205,98 5 Đường chính ra đồng - 15,24 20,61 8,42 208,33 252,6 Tổng 71,28 274,81 64,17 36,23 261,64 708,13

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Sơn (2018) Các tuyến đường huyện đóng vai trò kết nối các trung tâm phát triển, các khu, các cụm công nghiệp hoặc khu đô thị, khu dân cư mới với thị trấn huyện lỵ và hệ thống giao thông đối ngoại. Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của đường huyện, cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn giao thông đường bộ, với cấp kỹ thuật đạt cấp IV và cấp V; chiều rộng nền, mặt đường không đồng đều; bề rộng nền đường từ 3,5m – 7m và mặt đường cơ bản đạt 3m – 5m.

Bảng 4.2. Hiện trạng đường giao thông liên xã của huyện Kỳ Sơn năm 2018 Tên đường Tổng chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

1. Xã Dân Hạ 4,11 5,41 2. Xã Phú Minh 8,04 10,58 3. Xã Hợp Thành 17,05 22,45 4. Xã Yên Quang 12,91 17,00 5. Xã Hợp Thịnh 11,25 14,81 6. Xã Độc Lập 9,1 11,98 7. Xã Dân Hòa 3,12 4,11 8. Xã Mông Hóa 3,45 4,54 9. Xã Phúc Tiến 6,93 9,12 Tổng 75,96 100,00

- Đường xã và đường thôn, xóm: Là tuyến đường chạy xuyên suốt làng, xã. Đường nối từ cổng làng đến đường cấp huyện hay tỉnh lộ. Từ con đường xương sống này, các đường ngõ xóm được đầu nối vào như những xương cá hình thành mạng lưới đường ngõ xóm. Chính con đường trục của làng xã, ngày xưa để đi bộ, đi xe đạp, dần dần con đường làng thêm một chức năng phục vụ xe cải tiến chuyên chở thóc, lúa và các nông sản trong vùng, làng xã. Ngày nay nhiều hộ nông dân đã mua được ô tô vận tải để chuyên chở hàng hóa nông sản. Với sự phát triển của CNH – HĐH nông thôn, ô tô và máy phục vụ nông nghiệp đã trở thành phổ biến.

Với tổng chiều dài hơn 75,96 km và nhiều tuyến đường gồm cả đường xã với đường thôn, xóm, đường thôn, xóm về cơ bản hiện chưa đạt các thông số kỹ thuật của đường nông thôn loại B với bề mặt nền đường là 3,5 m.

Các tuyến đường GTNT trong huyện có đặc điểm chung là chưa có hệ thống rãnh thoát nước, một số tuyến có hệ thống thoát nước nhưng không được khơi thông nên thường hay bị lấp. Do không thoát được nước tốt, nên mặt đường bị hỏng tạo nên nhiều ổ gà đã gây trở ngại cho giao thông.

- Đường GTNT được đánh giá là đường loại tốt nếu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng và đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện quanh năm, thường là đường được rải mặt nhựa, bê tông nhựa, hoặc bê tông xi măng.

- Đường loại trung bình là đường không còn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng, việc bảo trì cũng chỉ khắc phục được khả năng phục vụ giao thông thuận tiện trong thời gian ngắn.

- Đường xấu là đường có xuất hiện nhiều ổ gà, mùa mưa thì lầy lội, bụi bẩn vào hanh khô gây trở ngại cho phương tiện và người tham gia giao thông.

- đường rất xấu là đường hầu như phương tiện vận tải không thể tham gia giao thông do mặt đường bị sụt lún, lồi lõm.

Tình trạng đường GTNT còn tốt chiếm tỷ lệ thấp 23,62% tỷ lệ đường đáp ứng nhu cầu giao thông trong hiện tại ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 39,14%, còn lại là đường xấu và rất xấu.

Tỷ lệ đường huyện có tình trạng tốt là khá cao, với tỷ lệ 58% trên tổng chiều dài đường huyện, do trong giai đoạn 2016 đến 2018 huyện đã tập trung cải tạo, nâng cấp và xây mới một số tuyến đường huyện.

Hiện nay một số đoạn trên các tuyến đường huyện đã bị xuống cấp, cần phải tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp; đặc biệt tuyến đường trục huyện cần phải được đầu tư để góp phần đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.

Về cơ bản đường xã đã được đổ bê tông nhựa, BTXM. Tình trạng đường tốt chiếm 32,38%, đường trung bình chiếm 35,62%, đường xấu chiếm 17,11% và tỷ lệ đường rất xấu là 14,89%.

Đường thôn, xóm tỷ lệ đường tốt còn thấp 25,38 %, đường trung bình chiếm tỷ lệ tương đối 50,39%, đường xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ 24,23%.

Đường ra đồng tình trạng lầy lội vào mùa mưa, rất khó khăn cho giao thông phục vụ sản xuất, tỷ lệ đường xấu và rất xấu rất cao 96,19%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 61)