Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 37)

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại một số địa phƣơng trong nƣớc

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước, Phòng Công thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trước tới nay cho NSX. Các khoản thu

NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các xã nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán, góp phần quan trọng vào tổng thu ngân sách nhà nước cấp huyện, 35 xã, thị trấn năm 2016 đạt hơn 349 tỷ đồng. Trừ nguồn thu lớn nhất là trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cố gắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao.

Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi ngân sách nhà nước ở cả 2 cấp huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 237.600 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2017. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.

Nguyên nhân thu, chi nhà nước năm 2016 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2016 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Ngoài ra, công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm quản lý NSX để cán bộ Tài chính kế toán xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu NSX. Kho bạc nhà nước huyện thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ Tài chính kế toán các xã.

Năm 2016, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm 620.697 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 387.739 triệu đồng; ngân sách xã 232.958 triệu đồng). Tổng chi NSNN huyện 620.697 triệu đồng (trong đó chi ngân sách nhà nước huyện 387.739 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã). Khó khăn cho công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành Công nghiệp - Dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc

nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làm các phát sinh về thuế thấp; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã không đồng đều (UBND huyện Tiền Hải, 2017).

Ðể hoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2016, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vựcthuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thus, đặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên.

Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Tại huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương, tình hình ngân sách xã trong huyện đã có những bước tiến đáng kể và thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua đánh giá kết quả về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) những năm qua tại huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho tiêu dùng (chi thường xuyên) đến nay huyện là một trong địa phương có nguồn thu cao trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và tự cân đối ngân sách. Trong đó NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển Kinh tế - Xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,

từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Kinh Môn hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém. Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX, cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chính quyền các cấp trong việc giải thích và xử lý các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã tập trung vào một số giải pháp sau:

- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX.

- Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, Kinh tế - Xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác ngân sách tại các xã, thị trấn. Trong năm 2016, Sở Tài chính tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai 05 đợt tập huấn với tổng số 20 lớp với trên 600 lượt đối tượng tham gia tập huấn chế độ kế toán mới theo Thông tư số 146/TT- BTC; công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; triển khai hệ thống TABMIS; công tác quản lý tài chính thôn, khu dân cư.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX. Theo Nghị quyết số 22/2010/NQ- HĐND ngày 22/12/2010 thì thuế môn bài, thuế tài nguyên khu vực DNNN, ĐTNN, ngoài Quyết định đã phân cấp cho NSX hưởng 70%; Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất

đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng; đấu giá đất dịch vụ của các dự án do cấp xã làm chủ đầu tư thì NSX hưởng 80%...

- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng (UBND huyện Kinh Môn, 2016).

2.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Huyện Sóc Sơn có diện tích 30.650 ha, gồm 25 xã và 1 thị trấn, là huyện rộng thứ 2 của Hà Nội. Tính đến 31/12/2016, toàn huyện có 332.281 người, mật độ dân số trung bình 1.084,1 người/km2. Trong những năm qua Sóc Sơn đã có sự phát triển vượt bậc về Kinh tế - Xã hội. Cụ thể, về tốc độ tăng trưởng kinh tế, huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,37% giai đoạn 2006 - 2010 và 8,71% giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt 9,75%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2016 đạt gần 17 nghìn tỷ đồng (tăng 8,1 lần so với năm 2000), thu ngân sách hàng năm liên tục tă ng cao so với kế hoạch được giao, năm 2016 đạt 400.774 triệu đồng.

Trên địa bàn huyện hiện có hai khu công nghiệp, trong đó khu công nghiệp Nội Bài có diện tích 114 ha, thu hút 44 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cơ khí, linh kiện ô-tô, xe máy, thép… tạo việc làm cho gần 17 nghìn lao động, với mức thu nhập bình quân từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đáng chú ý, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thời gian qua được chú trọng. Toàn huyện đã có 10.845 ha được dồn đổi, trên cơ sở đó xây dựng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, như 32 vùng sản xuất lúa chất lượng cao; 300 ha sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ; 227 ha trồng hoa nhài; 650 ha trồng chè; 300 ha trồng bưởi sạch… Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 133 triệu đồng. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã còn lại đã đạt và cơ bản đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Năm 2016, huyện phấn đấu có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ðể phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên, UBND huyện Sóc Sơn đã xây dựng dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX với nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu. Ðặc biệt

chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ thành phố và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tự rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, Sóc Sơn còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa bố trí được nguồn. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương (UBND huyện Sóc Sơn, 2017).

2.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách xã cho huyện Gia Lâm

Qua nghiên cứu cho thấy một số bài học rút ra để vận dụng trong quản lý chi NSX tại huyện Gia Lâm như sau:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho việc quản lý ngân sách của các quốc gia chủ

yếu bao gồm hiến pháp và hệ thống văn bản luật. Tuỳ theo tính chất, thể chế chính tả yêu cầu thực tiễn hoạt động ngân sách đòi hỏi và quan niệm của các nhà hoạch định chính sách, mỗi quốc gia có thể ban hành một số luật trong đó có thể có giá trị hiệu lực hàng năm hoặc ổn định trong một số năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới được một số nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao hơn nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy ngân sách cần được sử dụng hiệu quả và phải được minh bạch, công khai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết nhu cầu đó, bằng cách lượng hoá được hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.

Thứ ba, cần hiện xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy

theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, Đảng ủy, HĐND, UBND các cấp cần đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ

và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã, đáp ứng nhiệm vụ chi đột xuất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp với phòng Tài chính

- Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện trong quá trình kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước.

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã. Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 37)