Tình hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.671,2 ha, diện tích đất tự nhiên huyện Gia Lâm là do một phần diện tích khu đô thị Ecopark lấy từ đất Hưng Yên sát nhập vào với huyện Gia Lâm. Diện tích đất bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 431m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.495,6 ha chiếm 55,7%, đất phi nông nghiệp có 5.106 ha, chiếm 43,7%. Diện tích đất chưa sử dụng còn 69,6 ha, chiếm 0,6%. Trong những năm gần đây do quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt nên diện tích các loại đất trên địa bàn huyện không có sự biến động nhiều, nhưng trong thời gian tới với định hướng lên quận, xây dựng các khu đô thị vành đai, bến xe Cổ Bi,… sẽ làm cho đất đai của huyện có sự biến động mạnh, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện trong tương lai (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Mặt khác dân số ngày càng gia tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng có xu hướng được mở rộng.Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, ổi, chuối...

Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 Bình quân TỔNG SỐ 11.671,2 100,0 11.671,2 100,0 11.671,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 6.538,1 56,0 6.538,0 56,0 6.495,6 55,7 100,0 99,4 99,7 - Đất sản xuất nông nghiệp 5.934,4 90,8 5.934,3 90,8 5.895,4 90,8 100,0 99,3 99,7 + Đất trồng cây hàng năm 5.070,4 85,4 5.070,3 85,4 5.051,8 85,7 100,0 99,6 99,8 + Đất trồng cây lâu năm 864,0 14,6 864,0 14,6 843,6 14,3 100,0 97,6 98,8 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,4 3,6 234,4 3,6 232,1 3,6 100,0 99,0 99,5

- Đất nông nghiệp khác 369,3 5,6 369,3 5,6 338,6 5,2 100,0 91,7 95,8

2. Đất phi nông nghiệp 5.060,6 43,4 5.060,7 43,4 5.106,0 43,7 100,0 100,9 100,4

- Đất ở 1.455,0 28,8 1.454,8 28,7 1.453,7 28,5 100,0 99,9 100,0

- Đất chuyên dùng 2.333,4 46,1 2.233,6 44,1 2.278,9 44,6 95,7 102,0 98,8

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59,3 1,2 59,3 1,2 59,8 1,2 100,0 100,8 100,4

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108,2 2,1 108,3 2,1 108,0 2,1 100,1 99,7 99,9 - Đất sông suối và mặt nước chuyên

dung 1.201,5 23,7 1.201,5 23,7 1.201,4 23,5 100,0 100,0 100,0

- Đất phi nông nghiệp khác 5,3 0,1 3,3 0,1 4,1 0,1 62,3 124,2 88,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)