Kết quả chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT NỘI DUNG

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển

Dự toán Quyết toán SS (%)

QT/DT Dự toán Quyết toán

SS (%)

QT/DT Dự toán Quyết toán

SS (%) QT/DT 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ

I Tổng chi cân đối

ngân sách 110.323.000 176.938.200 160 113.256.000 194.640.928 171.9 177.433.000 273.434.411 154.1 110.0 140.5 125.2

1 Chi đầu tư XDCB 10.000.000 14.648.888 146.5 8.000.000 7.088.809 88.6 10.000.000 11.055.716 110.6 48.4 156.0 102.2 2 Chi thường xuyên 100.323.000 137.743.269 137.3 105.256.000 148.089.305 140.7 167.433.000 189.827.883 113.4 107.5 128.2 117.8

3 Chi chuyển nguồn

NS sang năm sau 24.546 043 39.462.814 72.550.812 160.8 183.8 172.3

II Chi hoàn trả giữa

các cấp ngân sách 673.132 411.684 792.457 61.2 192.5 126.8

Tổng cộng 110.323.000 177.61. 332 161 113.256.000 195.052.612 172 177.433.000 274.226.868 154.6 109.8 140.6 125.2

Bảng 4.11. Kết quả chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT TÊN ĐƠN VỊ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) 2016/ 2015 2017 / 2016 BQ 1 Xã Văn Đức 4.872.230 6.471.254 133 5.022.808 6.769.057 135 7.760.111 9.160.367 118 105 135 120.0 2 Xã Phú Thị 6.928.950 7.098.895 102 5.237.369 8.016.234 153 7.807.204 10.923.175 140 113 136 125 3 Xã Phù Đổng 4.607.692 7.182.363 156 4.980.637 7.628.042 153 7.792.291 25.347.612 325 106 332 219 4 Xã Đa Tốn 5.108.957 10.464.309 205 6.198.248 15.477.593 250 13.046.658 20.959.595 161 148 135 142 5 Xã Bát Tràng 4.670.892 5.434.916 116 4.879.275 6.143.929 126 7.592.398 8.040.336 106 113 131 122 6 TT Trâu Quỳ 5.551.195 12.054.486 217 6.39. 638 12.205.454 191 9.580.684 14.177.703 148 101 116 109 7 Xã Đông Dư 4.147.164 6.417.451 155 4.476.460 6.354.926 142 6.909.517 9.384.143 136 99 148 123 8 Xã Đặng Xá 6.304.700 13.669.894 217 5.514.349 9.365.322 170 8.554.235 11.489.032 134 69 123 96 9 Xã Cổ Bi 6.317.511 9.283.598 147 5.144.113 12.497.128 243 8.065.015 16.337.985 203 135 131 133 10 Xã Kiêu Kỵ 5.198.592 6.998.721 135 5.572.751 9.208.297 165 8.704.997 11.021.315 127 132 120 126 11 Xã Ninh Hiệp 4.133.725 19.629.902 475 4.584.540 20.619.031 450 7.763.578 25.870.788 333 105 125 115 12 Xã Lệ Chi 4.758.021 7.538.139 158 5.273.109 9.568.302 181 8.016.727 12.928.652 161 127 135 131 13 Xã Kim Lan 4.369.512 5.690.966 130 4.762.473 5.969.141 125 6.907.608 7.969.875 115 105 134 119 14 Xã Đình Xuyên 4.910.713 6.444.113 131 5.232.046 6.783.815 130 7.702.182 9.415.714 122 105 139 122 15 Xã Kim Sơn 5.000.738 7.295.631 146 5.546.947 7.842.016 141 8.373.032 10.676.362 128 107 136 122 16 Xã Dương Hà 4.041.070 4.522.093 112 4.462.984 4.973.752 111 6.429.936 7.513.964 117 110 151 131 17 Xã Dương Xá 5.539.334 6.821.089 123 5.500.907 8.567.125 156 7.897.665 10.930.192 138 126 128 127 18 Xã Yên Viên 4.683.300 7.840.756 167 4.716.380 9.099.702 193 6.977.366 11.166.573 160 116 123 119 19 Xã Trung Mầu 4.560.631 5.705.302 125 4.836.469 5.551.040 115 7.247.123 8.269.873 114 97 149 123 20 Xã Dương Quang 5.217.971 7.357.523 141 4.978.839 8.329.703 167 7.899.252 12.650.990 160 113 152 133 21 TT Yên Viên 4.634.800 5.741.855 124 5.047.320 6.654.567 132 7.536.382 9.576.648 127 116 144 130 22 Xã Yên Thường 4.765.302 7.948.076 167 4. 896.338 7.428.436 152 8.869.039 10.415.974 117 93 140 117 Tổng cộng 110.323.000 177. 611. 332 161 113. 256.000 195.052.612 172 177.433.000 274.226 868 154.6 109.8 140.6 125.2

Nhìn chung, trong 3 năm qua chi ngân sách đã góp phần cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, thu nhập của cán bộ công chức cấp xã thị trấn dần được cải thiện từ khi thực hiện Nghị Quyết số 13/NQ- HĐND của HĐND thành phố về giao khoán chi.

Tuy nhiên trong qúa trình thực hiện dự toán chi các đơn vị còn lạm nguồn, sử dụng nguồn đầu tư cho chi thường xuyên; Chi vượt định mức chế độ tiêu chuẩn về mua sắm TSCĐ, chứng từ chi chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Các xã, thị trấn thực hiện chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng, nguồn đầu tư chưa đúng quy định của nhà nước. Nguồn tăng thu theo quy định phải chi 50% thực hiện cải cách tiền lương, 50% còn lại ưu tiên cho chi trả nợ, chi đầu tư phát triển và chi cho những nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán nhưng trong năm các xã, thị trấn đã sử dụng hầu hết nguồn tăng thu cho chi thường xuyên, thực hiện chuyển nguồn để cải cách tiền lương còn thiếu. Một số xã chi từ nguồn dự phòng không có quyết định, không đúng mục đích (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm).

Những tồn tại bất cập trên đây đã thể hiện những yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách của những đơn vị tham gia vào việc chấp hành ngân sách: Đơn vị sử dụng ngân sách, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc được nhà nước giao nhiệm vụ trong công tác quản lý chi ngân sách. Đơn vị sử dụng ngân sách chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí được giao. Phòng Tài chính - Kế hoạch sau khi thẩm định dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách xong lại không thường xuyên kiểm tra trong quá trình thực hiện chi ngân sách của đơn vị. Kho bạc nhà nước là cơ quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước.Tại 1 số xã do định mức chi hoạt động trước khi áp dụng định mức phân cấp theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND của HĐND thành phố thấp, trong khi nhiệm vụ chi cho hoạt động nhiều lên còn để lạm nguồn từ 50% tăng thu để chi đầu tư XDCB dùng để chi thường xuyên được thể hiện. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trên là do:

Định mức phân bổ thấp, cấp trên giao nhiệm vụ nhưng không giao kinh phí, quy trình thủ tục rườm rà, nặng về quy định tiêu chuẩn, định mức chế độ mà chưa gắn với hiệu quả đầu ra như chính sách của nhà nước trong việc quy định định mức mua sắm TSCĐ chưa phù hợp định mức mua sắm TSCĐ ban hành đã nhiều năm không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được thay đổi chưa tạo sự

chủ động trong chi tiêu ngân sách nhà nước.

Một số cơ chế chính sách của nhà nước ban hành chưa phù hợp với thực tiễn như chính sách hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa và hỗ trợ người sản xuất lúa theo Nghị định số: 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 và Thông tư số: 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, theo quy định mức hỗ trợ cho người trồng lúa là 250.000 đồng/ha đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 50.000 đồng/ha cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác và nguồn kinh phí này quy định phải chi trả trực tiếp đến từng người dân trực tiếp sản xuất lúa. Thực tế trong quá trình thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí hỗ trợ này còn bất cập như mỗi một khẩu trên địa bàn huyện có xã chia ruộng theo đầu sào, kinh phí hỗ trợ cho một vụ/đầu sào mỗi khẩu được hỗ trợ 9.000 đồng/sào đối với sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước và 1.800 đồng/sào đối với sản xuất lúa trên đất lúa khác, trong khi đó chi phí bỏ ra từ cấp huyện xuống cấp xã để thực hiện công tác rà soát, lập hồ sơ, kiểm tra đơn hỗ trợ của người dân, thực hiện tổ chức chi trả tiền cho hộ dân phải bỏ ra là rất lớn. Qua thực tế, số kinh phí hỗ trợ trên không phù hợp, nên chăng nhà nước nên có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ cho người dân cơ giới hoá nông nghiệp như đầu tư máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông đến vùng sản xuất lúa để tạo điều kiện cho người dân thuận tiện trong việc canh tác, thu hoạch và bảo quản. Đề án hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, qui hoạch vùng sản xuất cho nông dân tại huyện còn quy định chưa phù hợp với thực tế.

Nguyên nhân của việc chấp hành chi chưa đúng quy định được thể hiện qua kết quả điều tra tại bảng 4.12.

Một vấn đề khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý chi ngân sách còn bất cập, hiệu quả chưa cao là chính sách tiền lương của nhà nước mặc dù trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể nhưng mới đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người làm công ăn lương, do vậy xuất hiện hiện tượng kế toán còn tranh thủ đi làm ngoài cho các doanh nghiệp để tăng thu nhập, chưa giành nhiều thời gian chuyên tâm vào công tác và học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cá biệt còn có người cố tình làm sai quy định của nhà nước để chuộc lợi cá nhân.

Bảng 4.12. Số lƣợng và t lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi ngân sách chƣa đúng quy định

Nguyên nhân Số ý kiến (n=79) T lệ (%)

Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp

63 79,8

Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán đơn vị sử dụng ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu

42 53,2

Do cấp chậm nguồn ngân sách 28 35,4

Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị chưa nắm bắt kịp

35 44,3

Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên

48 60,8

Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt chẽ, chưa thống nhất

19 24,1

Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ

32 40,5

Khác 15 19

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.2.3. Quyết toán chi ngân sách xã

Căn cứ dự toán chi tiết, đơn vị rút dự toán về chi thường xuyên, chi không thường xuyên; cuối quý lập báo cáo quyết toán chi kinh phí theo các chế độ định mức chi quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính. Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối ngày 31/12 hàng năm, số liệu trên sổ sách kế toán phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của KBNN về tổng số và chi tiết, các đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Vào quý 1 năm sau, UBND các các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán chi kinh phí năm trước gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm định, tổng hợp quyết toán chi NSNN trên địa bàn. Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ quyết toán chi của các đơn vị lập và căn cứ báo cáo quyết toán chi NSNN trên địa bàn của Kho bạc nhà nước Gia Lâm, thực hiện tổng hợp quyết toán NSNN trên địa bàn huyện báo cáo HĐND, UBND huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nhìn chung, công tác lập báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách cơ bản đáp ứng được quy định của nhà nước. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách đã theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được

giao, đều có xác nhận của Kho bạc nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quyết toán nên đã thực hiện lập, nộp các loại báo cáo theo đúng mẫu biểu và cơ bản đảm bảo thời gian quy định; Các số liệu trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của mỗi đơn vị cơ bản cân đối và khớp đúng với số liệu chi ngân sách qua KBNN cả về tổng số và chi tiết. Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của ngân sách huyện đã đảm bảo theo đúng quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch, theo chức năng nhiệm vụ quy định của Luật ngân sách, thực hiện xét duyệt thẩm định quyết toán theo đúng quy định hiện hành. Công tác xét duyệt quyết toán được giao cho từng chuyên viên tổ chức thực hiện. Bộ phận phụ trách ngân sách xã thẩm định quyết toán chi ngân sách đối với các xã, thị trấn. Công tác xét duyệt thẩm định quyết toán chi ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm túc, cơ bản chặt chẽ, đúng quy định.

Việc lập báo cáo quyết toán của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn tồn tại một số vi phạm chủ yếu như: vi phạm về thời gian nộp báo cáo 68,2% các xã, thị trấn, thiếu biểu mẫu theo quy định 22,7%, số xã vi phạm về số liệu quyết toán chưa khớp đúng với số chực chi tại KB chỉ có 1/22 xã vi phạm chiếm tỷ lệ 4.5% (bảng 4.13).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)