Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Hệ thống tổ chức quản lý chi ngân sách xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm
4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã
Quản lý tài chính nói chung, quản lý chi ngân sách xã nói riêng là một loại quản lý hành chính nhà nước, được thực hiện bởi một hệ thồng các cơ quan của nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của nhà nước, để việc quản lý có hiệu quả cần có sự phân công, phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác nhau phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Dựa trên nền tảng pháp lý của Hiến pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy chi ngân sách cấp xã hiện nay, bao gồm:
- HĐND, UBND thành phố Hà Nội: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách thành phố; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…
- Sở tài chính thành phố Hà Nội: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên môn do trung ương quản lý thực hiện nhiệm vụ tại địa phương như: Cục Thuế nhà nước, Kho bạc nhà nước… các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với Sở tài chính theo phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính mà UBND thành phố đã giao.
- HĐND, UBND huyện Gia Lâm: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách huyện; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…
- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm là cơ quan thuộc UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó còn là cơ quan chuyên môn do trung ưng quản lý nhưng thực hiện nhiệm vụ tại huyện như: Chi Cục Thuế huyện, Kho bạc nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội huyện… các cơ quan này đều có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch theo phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính mà UBND huyện đã giao.
- Chi cục Thuế, Kho Bạc nhà nước huyện Gia Lâm: Là cơ quan chuyên môn do trung ưng quản lý nhưng thực hiện tại cấp huyện, đối với nhiệm vụ quản lý chi ngân sách xã KBNN giữ vai trò: Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện giao dịch chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
- HĐND, UBND xã: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán NSĐP; tổ chức thực hiện chi ngân sách theo dự toán và các quy định hiện hành; điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định cảu pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…
- Bộ phận tài chính xã: thuộc UBND cấp xã, giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách xã, tham mưu xây dựng dự toán trình HĐND xã phê duyệt, phối hợp tổ chức thực hiện chi ngân sách xã, quyết toán ngân sách xã theo quy định hiện hành.
Mô hình bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm có thể biểu diễn qua sơ đồ 4.1 dưới đây:
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyện Gia Lâm
Số lượng cán bộ quản lý tài chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đều đã qua đào tạo cụ thể bảng 4.1và bảng 4.2:
Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học tại phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện là 100% chuyên ngành chủ yếu theo yêu cầu là Tài chính- Kế toán, quản lý kinh tế..
Tỷ lệ chủ tịch UBND các xã, thị trấn đạt trình độ đại học và trên đại học là 100%, nhưng với đặc thù là cán bộ dân dân cử, dân bầu lên Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau như: ngành kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, quản lý hành chính nhà nước... chuyên ngành về quản lý tài chính hầu như không có, do vậy với các Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản) không có chuyên môn về quản lý tài chính, quản lý kinh tế thường sẽ khó nắm bắt và am hiểu các quy định, quy trình, quy chế về quản lý NSX. Từ đó đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ các thành viên tham mưu, giúp việc mà trực tiếp ở đây là cán bộ, công chức tài chính xã.
UBND xã UBND xã UBND xã
UBND xã
Đối với các xã, thị trấn loại 1: Có từ 01 đến 02 cán bộ, công chức tài chính, kế toán.
Đối với các xã, thị trấn loại 2: Có ít nhất 01 cán bộ, công chức tài chính, kế toán Cơ cấu cán bộ, công chức tài chính, kế toán xã tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu 01 cán bộ, công chức tài chính, kế toán/ 01 đơn vị xã, thị trấn. Hiện nay, trình độ cán bộ, công chức tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được nâng cao 92 % số lượng cán bộ, công chức xã đã đạt trình độ đại học và trên đại học, 8% số lượng cán bộ, công chức xã là có trình độ cao đẳng trung cấp, đây chủ yếu là các cán bộ có tuổi trên 50 (Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm, 2017).
Bảng 4.1. Số lƣợng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nội dung Tổng số
Đại học,
trên đại học Cao đẳng Trung cấp
SL (người) SS (%) SL (người) CC (%) SL (người) SS (%) Chủ tịch UBND xã, TT 22 22 100 0 - 0 - Cán bộ tài chính xã, TT 25 23 92 1 4 1 4 Phòng TC-KH huyện 13 13 100 0 - 0 -
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2017)
Bảng 4.2. Số lƣợng cán bộ, công chức tài chính xã theo phân loại đơn vị hành chính
Loại đơn vị hành chính (loại xã) Số lƣợng (ngƣời) Số xã
Loại 1 16 13
Loại 2 9 9
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2017)