Thực trạng quản lý chi ngân sách xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm, thành

HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Lập dự toán ngân sách xã

4.2.1.1. Nguyên tắc, căn cứ và phương pháp lập dự toán

Việc lập dự toán ngân sách của các xã ở huyện Gia Lâm được thực hiện theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Điều này được hiểu là sau khi nhận được quyết định giao dự toán ngân sách của Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách cấp xã, bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân xã ra Nghị quyết.

- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo lập dự toán chi NSX: Thời gian tháng 7 năm

trước, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị sử dụng NS và UBND các xã, thị trấn về việc lập dự toán NS năm sau,

chi NS theo khung hướng dẫn kế hoạch của Thành phố.Các đơn vị lập dự toán chi NS theo các Biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính, của UBND thành phố và của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Lập dự toán chi NSX: Tháng 8 năm trước, các đơn vị sử dụng NS huyện

và UBND các xã, thị trấn hành lập dự toán chi NS thuộc nhiệm vụ thu, chi được phân cấp, nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Tổng hợp các báo cáo dự toán chi NSX: Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp dự toán chi NSX trên địa bàn huyện, báo cáo UBND huyện, HĐND huyện, UBND Thành phố, Sở Tài chính, Sở KH-ĐT.

- Dự kiến phân bổ dự toán chi NSX: Khi có dự toán chi NS được UBND

Thành phố giao, căn cứ định mức, chỉ tiêu theo dự toán do các đơn vị lập, Phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện phân bổ dự toán chi năm kế hoạch cho UBND các xã, thị trấn trình HĐND huyện phê chuẩn tại kỳ họp tháng 12 của năm báo cáo.

- Giao dự toán chi Ngân sách cho các các xã, thị trấn: Sau khi được HĐND huyện phê chuẩn việc phân bổ dự toán chi NSX, UBND huyện giao dự toán chi NSX cho UBND các các xã, thị trấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán của Thành phố. Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc công khai phân bổ dự toán ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.

- Lập dự toán chi tiết theo dự toán đã được giao: Đối với UBND các xã, thị

trấn căn cứ dự toán chi được UBND huyện giao thực hiện phân bổ dự toán chi theo các nhiệm vụ chi được phân cấp, trình HĐND xã, thị trấn phê chuẩn; sau khi được phê chuẩn UBND xã, thị trấn có Quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng ngành, đoàn thể, bộ phận để thực hiện dự toán. Bộ phận Tài chính - Kế hoạch xã, thị trấn tham mưu cho UBND xã, thị trấn thực hiện việc công khai phân bổ dự toán ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.Trong tháng 1 UBND các xã, thị trấn gửi dự toán chi tiết chi kinh phí tại đơn vị chuyển phòngTài chính – Kế hoạch thẩm định, Kho bạc Nhà nước Gia Lâm làm cơ sở thực hiện dự toán giao.

4.2.1.2. Kết quả lập dự toán chi NSX

Dự toán chi ngân sách xã trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng từ 110.323.000 nghìn đồng lên 177.433 triệu đồng; tốc độ phát triển bình quân đạt 129,66 %, Qua đó cho thấy, dự toán chi ngân sách của năm 2015 so với năn

2016 là tương đối ổn định vì định mức chi áp dụng theo Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND Thành phố về thời kỳ ổn định 2011-2015, kéo dài hết năm 2016. Năm 2017 tốc độ phát triển lên 156,67 % là do năm đầu thực hiện quy định mới về “Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách giai đoạn 2017-2020” (Bảng 4.5).

Bảng 4.5. Dự toán chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT NỘI DUNG

Dự toán chi NSX các năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

1 Chi thường xuyên 67.966 88.878 157.294 130,77 176.98 153.87

2 Bổ sung nhiệm vụ chi

thường xuyên 31.385 6.898 7.885 21,98 114.31 68.14 3 Nguồn thực hiện CCTL - 8.480

4

Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu đền bù thiệt hại khi NN thu hồi đất

10.000 8.000 10.000 80,00 125.00 102.50

5 Dự phòng 972 1.000 2.254 102,88 225.40 164.14

Tổng cộng 110.323 113.256 177.433 102,66 156.67 129.66

Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm (2018)

Số liệu ở Bảng 4.5 cho thấy, dự toán chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2016 là không đồng đều. Trong tổng số 22 xã, thị trấn có 17 xã tăng, 05 xã giảm, nguyên nhân tăng, giảm chủ yếu ở một số xã đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới được ưu tiên phân bổ cho chi XDCB đảm bảo hoàn thành đủ các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, loại trừ phần dự toán phân bổ cho chi XDCB, dự toán chi thường xuyên năm 2017 tăng 156,7% so với năm 2016 do năm đầu thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố.

Trong giai đoan 2015-2016 thực hiện theo Quyết định số 55/2010/QĐ- UBND ngày 15/10/2010 của UBND Thành phố, tồn tại những bất cập trong công tác lập, giao dự toán chi ngân sách xã như: Định mức phân bổ thường xuyên giao trong giai đoạn 2011-2015 và kéo dài hết năm 2016 được tính theo mức lương cơ

bản 730.000 đồng, thực tế trong giai đoạn 2012-2016, mức lương cơ bản được nâng lên 1.210.000 đồng, việc cấp bù nguồn thực hiện cải cách tiền lương được thành phố và huyện thực hiện trong năm, trong khi đó ngân sách cấp xã vẫn phải chi trả đầy đủ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức theo quy định hiện hành, điều này gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành NSX.

Bảng 4.6. Dự toán chi ngân sách của các xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT Xã/thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ 1 Văn Đức 4.872.230 5.022.808 7.760.111 103,1 154,5 128,8 2 Phú Thị 6.928.950 5.237.369 7.807.204 75,6 149,1 112,3 3 Phù Đổng 4.607.692 4.980.637 7.792.291 108,1 156,5 132,3 4 Đa Tốn 5.108.957 6.198.248 13.046.658 121,3 210,5 165,9 5 Bát Tràng 4670.892 4.879.275 7.592. 398 104,5 155,6 130,0 6 Trâu Quỳ 5.551.195 6.391.638 9.580.684 115,1 149,9 132,5 7 Đông Dư 4.147.164 4.476.460 6.909.517 107,9 154,4 131,2 8 Đặng Xá 6.304.700 5.514.349 8.554.235 87,5 155,1 121,3 9 Cổ Bi 6.317.511 5.144.113 8.065.015 81,4 156,8 119,1 10 Kiêu Kỵ 5.198.592 5.572.751 8.704.997 107,2 156,2 131,7 11 Ninh Hiệp 4.133.725 4.584.540 7.763.578 110,9 169,3 140,1 12 Lệ Chi 4.758.021 5.273.109 8.016.727 110,8 152,0 131,4 13 Kim Lan 4.369.512 4.762.473 6.907.608 109,0 145,0 127,0 14 Đình Xuyên 4.910.713 5.232.046 7.702.182 106,5 147,2 126,9 15 Kim Sơn 5.000.738 5.546.947 8.373.032 110,9 150,9 130,9 16 Dương Hà 4.041.070 4.462.984 6.429.936 110,4 144,1 127,3 17 Dương Xá 5.539.334 5.500.907 7.897.665 99,3 143,6 121,4 18 Yên Viên 4.683.300 4.716.380 6.977.366 100,7 147,9 124,3 19 Trung Mầu 4.560.631 4.836.469 7.247.123 106,0 149,8 128,0 20 Dương Quang 5.217.971 4.978.839 7.899.252 95,4 158,7 127,0 21 TT. Yên Viên 4.634.800 5.047.320 7.536.382 108,9 149,3 129,1 22 Yên Thường 4.765.302 4.896. 338 8.869.039 102,7 181,1 141,9 Tổng cộng 110.323.000 113.256.000 177.433.000 102,7 156,7 129,7

Từ năm 2017 theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội (HĐND Thành phố Hà Nội, 2016), dự toán chi thường xuyên ngân sách xã, thị trấn ngoài căn cứ theo lũy thoái 07 bậc theo dân số:

(1) Từ 5.000 người dân trở xuống: định mức 200.000 đồng/người dân. (2) Từ người dân thứ 5.001 đến 10.000: định mức 160.000 đồng/người dân. (3) Từ người dân thứ 10.001 đến 15.000: định mức 120.000 đồng/người dân. (4) Từ người dân thứ 15.001 đến 20.000: định mức 60.000 đồng/người dân. (5) Từ người dân thứ 20.001 đến 25.000: định mức 50.000 đồng/người dân. (6) Từ người dân thứ 25.001 đến 30.000: định mức 40.000 đồng/người dân. (7) Từ người dân thứ 30.001 trở lên: định mức 20.000 đồng/dân.

Các xã, thị trấn còn được giao theo định mức khoán chi (để thực hiện chế độ tự chủ) theo đầu biên chế: Cán bộ, công chức cấp xã là 40 triệu/biên chế/năm; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là 20triệu/biên chế/năm.

Hầu hết các xã, thị trấn thuộc huyện việc xây dựng dự toán chi thường xuyên tại xã lại cao hơn số giao chi của UBND huyện, do việc UBND các xã cân đối nguồn vượt thu và kết dư ngân sách năm trước để bổ sung nguồn chi thường xuyên, điều này rất bất hợp lý bởi kết quả kiểm tra nguồn kết dư ngân sách tại các xã, thị trấn thường là nguồn đền bù thu hồi quỹ đất do xã quản lý cho các dự án đầu tư, thu đóng góp tự nguyện để xây dựng hạ tầng, theo quy định đây là nguồn thu để chi đầu tư XDCB không được sử dụng để chi thường xuyên tại xã. Đối với nguồn vượt thu theo quy định của Nghị quyết Quốc hội phải dành 50% để chi thực hiện cải cách tiền lương và 50% chi đầu tư phát triển. Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên tại xã thường không lường hết các nhiệm vụ phát sinh trong năm cần giải quyết nên khi xây dựng dự toán không có trong khi dự phòng ngân sách không đủ dẫn đến bị động trong điều hành ngân sách.

Đối với chi đầu tư phát triển: Nguồn giao chi chủ yếu dựa vào nguồn thu

tiền sử dụng đất, thu đóng góp tự nguyện của nhân dân và nguồn đền bù, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầngtừ quỹ đất do xã quản lý khi nhà nước thu hồi đất nên xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển không phân bổ chi tiết cho từng công trình cụ thể, điều này trái với quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền.

Việc lập dự toán chi ngân sách xã ở huyện Gia Lâm về cơ bản đảm bảo sát đúng với nhiệm vụ chi. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Biểu mẫu dự toán lập tại các xã, thị trấn chưa đầy đủ theo quy định và hướng dẫn lập dự toán hàng năm của Sở Tài chính. Nhiều kế toán trong quá trình xây dựng dự toán thu không xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn mà chỉ lập phần dự toán thu NSX, thị trấn được hưởng đển cân đối chi.

- Việc thực hiện công khai tài chính ngân sách tại một số xã , thị trấn còn mang tính hình thức .

- Các xã, thị trấn chưa thực hiện trách nhiệm báo cáo về dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh được HĐND cấp xã quyết nghị đối với cơ quan tài chính huyện.

Đối với dự toán chi đầu tư XDCB: Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong

công tác lập, phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB còn biểu hiện những bất cập như: - Chất lượng lập dự toán của các chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, do công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư, khối lượng dự kiến thực hiện đến thời điểm lập dự toán chưa sát với thực tế nên trong năm còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, bổ sung danh mục công trình dẫn đến chưa chủ động được trong quá trình điều hành chi đầu tư XDCB. Ở cấp xã thời gian gửi báo cáo không đảm bảo, thường là chậm so với quy định, số liệu không chính xác, phải chỉnh sửa nhiều lần dẫn đến dự toán gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch không sử dụng được mà phòng Tài chính - Kế hoạch thườnglà phải làm thay, phải căn cứ vào định mức phân bổ để xây dựng dự toán báo cáo UBND huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện và báo cáo về UBND thành phố cho kịp thời gian.

- Cơ cấu chi đầu tư giữa các xã, thị trấn, các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên ngân sách huyện ưu tiên chủ yếu phân bổ vốn cho các xã thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, do vậy chưa tạo sự phát triển đồng bộ giữa các xã, thị trấn, các ngành, các lĩnh vực trên toàn huyện.

- Việc phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB cho các công trình còn dàn trải, chưa mang tính trọng tâm trọng điểm. Hàng năm,do nguồn ngân sách còn khó khăn nên chưa bố trí được kế hoạch vốn để chi trả dứt điểm nợ XDCB cho các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán mà mới phân bổ theo tỷ lệ % nguồn vốn trên khối lượng XDCB hoàn thành cho từng công trình, do vậy công nợ kéo dài có công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 5 năm chưa được thanh toán hết vốn.

- Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa sát thực tế, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên.

- Cơ cấu đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Chủ yếu, trong lĩnh vực kinh tế ngân sách huyện tập trung cho cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm. Việc đầu tư cho lĩnh vực môi trường, những công trình phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm. … Chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng đối với những xã nghèo, những xã có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân việc phân bổ dự toán chưa theo định mức phân bổ ngân sách của thành phố là do định mức phân bổ thấp, có những nhiệm vụ chi sau khi phân bổ theo định mức của thành phố chỉ đảm bảo được tiền lương, các khoản như lương, không đảm bảo kinh phí hoạt động sự nghiệp. Định mức phân bổ chi hoạt động các ngành, các đoàn thể, an ninh, quốc phòng cấp xã còn thấp, chưa phù hợp với nhiệm vụ thực tế phát sinh (mức chi được phân bổ theo tiêu chí dân số chỉ từ 20 triệu đến 30 triệu/ngành/năm. Định mức phân bổ còn mang tính cào bằng, chưa tính đến sự khác biệt về tình hình thực hiện nhiệm vụ mỗi địa phương, của mỗi cơ quan đơn vị để phân bổ định mức chi. Từ đó dẫn đến không có tác dụng thúc đẩy trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua số liệu điều tra có 74,7 % ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc phân bổ chưa đúng định mức là do định mức phân bổ thấp, chưa phù hợp. Ngoài nguyên nhân trên có 40,1% ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc phân bổ chưa đúng định mức là do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức và 13,9% ý kiến cho rằng do nguyên nhân khác (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Số lƣợng và t lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chƣa đúng với định mức

TT Nội dung Số ý kiến T lệ (%)

1 Do định mức phân bổ thấp, định mức phân bổ chưa

phù hợp 59 74,7

2 Tính hiệu quả, hợp lý và công bằng của các chỉ tiêu

phân bổ dự toán ngân sách xã, thị trấn 37 46,8 3 Do người làm công tác phân bổ chưa nắm

đầy đủ những quy định của định mức 32 40,1

4 Khác 11 13,9

Công tác lập dự toán chưa sát thực tế dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong quá trình chấp hành dự toán, không chủ động trong quá trình điều hành mà phải chờ khi HĐND họp cho phép điều chỉnh, bổ sung dự toán mới được thực hiện. Dự toán được lập chưa sát với thực tế nguyên nhân là do thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)