Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xãtrên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

huyện Gia Lâm năm 2016

STT Chỉ tiêu Số lƣợng xã,

TT

T lệ (%)

1 Chưa đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định 5/22 22,7 2 Số quyết toán theo mục lục ngân sách không

khớp với quyết toán Kho bạc

1/22 4,5

3 Thuyết minh quyết toán chưa hợp lý 3/22 13,6

4 Thời gian nộp báo cáo chậm 15/22 68,2

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)

Mặc dù các vi phạm trong việc lập quyết toán ngân sách xã là không nghiêm trọng nhưng chất lượng báo cáo quyết toán của xã mới dừng lại ở việc phản ánh số liệu, chưa phân tích rõ các chỉ tiêu thực hiện tăng giảm so với dự

toán, báo cáo thuyết minh còn sơ sài, nộp báo cáo còn chậm so với thời gian quy định. Thực tế này, vì vậy, gây khó khăn cho công tác thẩm định quyết toán của cơ quan tài chính và phê duyệt quyết toán của HĐND xã. Công tác công khai quyết toán chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Nhiều xã sau khi báo cáo quyết toán được HĐND xã phê chuẩn lại không thực hiện công khai theo quy định và không báo cáo về cấp trên.

Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB, UBND xã được phân cấp thẩm định quyết toán đối với những công trình do xã làm chủ đầu tư nhưng công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án, công trình do cấp xã làm chủ đầu tư vẫn còn chậm do đầu tư, bố trí nguồn vốn dàn trải, tập trung đầu tư thực hiện nông thôn mới 20/22 xã thị trấn, khối lượng hạng mục công trình cần đầu tư hoàn thiện theo tiêu chí chuẩn nông thôn mới giai đoạn nhiều, nguồn vốn cam kết đối ứng của các xã không đảm bảo về thời gian dẫn đến việc nợ đọng XDCB, quyết toán công trình chậm không đảm bảo về thời gian, thủ tục hồ sơ quyết toán còn nhiều, cán bộ giao thẩm tra quyết toán không sâu về chuyên môn, không hiểu rõ đầy đủ những quy định của nhà nước trong công tác lập báo cáo quyết toán dẫn đến hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định còn thiếu về thủ tục, hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần.

Ngoài ra, công tác quyết toán ngân sách hàng năm tại các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm còn một số tồn tại sau:

- Công tác xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Một số xã chưa thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm và kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng tại xã theo quy định. Một số xã còn để tồn quỹ tiền mặt các khoản tạm thu ngân sách, chưa thực hiện thu nộp Kho bạc nhà nước ngay trong năm.

- Việc đối chiếu số liệu và tổng hợp các nội dung chi bổ sung đã giao cho xã nhưng xã chưa kịp rút dự toán và thực hiện chi, đặc biệt các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB còn chậm làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp đối chiếu số liệu chuyển nguồn và tổng hợp quyết toán ngân sách toàn huyện.

- Báo cáo quyết toán lập và trình HĐND cấp xã phê chuẩn chưa đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài

chính, nội dung quyết toán chưa quan tâm đến thu NSNN phát sinh trên địa bàn phân cấp cho NSX (2015-2016). Việc nộp báo cáo quyết toán NSX cho phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định còn chậm theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Số quyết toán chi tiết thu, chi theo mục lục ngân sách một số xã chưa khớp với quyết toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều hành ngân sách, cũng như nguyên nhân tăng, giảm trong việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách; Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu và tăng, giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.

- Việc phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp xã còn mang hình thức, phê chuẩn theo nội dung báo cáo do UBND cấp xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán do HĐND xã đã ra Nghị quyết.

4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách xã

Công tác thanh tra, kiểm tra NSX là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NSX, hướng việc thu, chi ngân sách đúng chế độ, quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính NSX luôn được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính NSX luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:

Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi NSX. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết năm của bộ phận kế toán và UBND các xã, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước đối với UBND cấp xã theo các quy định hiện hành.

Ở cấp huyện phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với bộ phận kế toán các xã.Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường xuyên có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu, chi tài chính NSX. Ngoài ra, Kho bạc nhà nước huyện Gia Lâm với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc chi tiêu NSX đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi chặt chẽ về mặt thủ tục.

Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ngân sách xã tại các xã, thị trấn trên huyện Gia Lâm luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách của toàn huyện. Trong những năm qua Thanh tra Sở tài chính, thanh tra thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động tài chính ngân sách tại một số xã trên địa bàn huyện .

Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế cơ bản (bảng số liệu 4.14).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)