Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 Bình quân TỔNG SỐ 11.671,2 100,0 11.671,2 100,0 11.671,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 6.538,1 56,0 6.538,0 56,0 6.495,6 55,7 100,0 99,4 99,7 - Đất sản xuất nông nghiệp 5.934,4 90,8 5.934,3 90,8 5.895,4 90,8 100,0 99,3 99,7 + Đất trồng cây hàng năm 5.070,4 85,4 5.070,3 85,4 5.051,8 85,7 100,0 99,6 99,8 + Đất trồng cây lâu năm 864,0 14,6 864,0 14,6 843,6 14,3 100,0 97,6 98,8 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,4 3,6 234,4 3,6 232,1 3,6 100,0 99,0 99,5
- Đất nông nghiệp khác 369,3 5,6 369,3 5,6 338,6 5,2 100,0 91,7 95,8
2. Đất phi nông nghiệp 5.060,6 43,4 5.060,7 43,4 5.106,0 43,7 100,0 100,9 100,4
- Đất ở 1.455,0 28,8 1.454,8 28,7 1.453,7 28,5 100,0 99,9 100,0
- Đất chuyên dùng 2.333,4 46,1 2.233,6 44,1 2.278,9 44,6 95,7 102,0 98,8
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59,3 1,2 59,3 1,2 59,8 1,2 100,0 100,8 100,4
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108,2 2,1 108,3 2,1 108,0 2,1 100,1 99,7 99,9 - Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung 1.201,5 23,7 1.201,5 23,7 1.201,4 23,5 100,0 100,0 100,0
- Đất phi nông nghiệp khác 5,3 0,1 3,3 0,1 4,1 0,1 62,3 124,2 88,0
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Dân số và lao động
Số liệu thống kê trong Bảng 3.2 cho thấy tính đến năm 2017 có hơn 270 nghìn nhân khẩu, trongđó nhân khẩu khu vực thành thị chiếm chưa đến 14%, còn hơn 86% nhân khẩu thuộc khu vực nông thôn. Tốc độ phát triển bình quân số nhân khẩu 3 năm qua là gần 103%%, mức tăng tương đối thấp. Tổng số hộ tính đến năm 2017 là hơn 72 nghìn hộ, tốc độ phát triển bình quân số hộ 3 năm qua là 101,7%, thấp hơn mức độ tăng dân số. Lực lượng lao động của huyện năm 2017 là gần 139 nghìn lao động, trong đó lao độngnông nghiệp chỉ chiếm hơn 22%, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực công nghiệp gần 43% và dịch vụ là gần hơn 34%. Điều này cho thấy chủ yếu lao động ở đây làm có nghề nghiệp và sống ít phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân số lượng lao động qua 3 năm là 101,3%, chứng tỏ dân số vẫn đang đảm bảo, chưa bị già hóa. Cơ cấu lao động cũng đang dần được thay đổi, số lượng lao động làm trong ngành nông nghệp đang ngày càng giảm đi, tập trung nhiều vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay của Gia Lâm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, do vậy càng gây áp lực cho ngành nông nghiệp của huyện, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa mạnh như hiện nay.
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Nhiều tuyếnđược đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về Kinh tế - Xã hội. Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %). Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%) (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015– 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ I. Tổng số hộ Hộ 69.729 100,0 71.102 100,0 72.054 100,0 102,0 101,3 101,7 1. Hộ nông thôn Hộ 59.553 85,4 60.170 84,6 60.584 84,1 101,0 100,7 100,9 2. Hộ đô thị Hộ 10.176 14,6 10.932 15,4 11.470 15,9 107,4 104,9 106,2
II. Tổng nhân khẩu Ngƣời 255.784 100,0 264.395 100,0 270.879 100,0 103,4 102,5 102,9
1. Nhân khẩu nông thôn Người 219.508 85,8 227.635 86,1 233.665 86,3 103,7 102,6 103,2 2. Nhân khẩu thành thị Người 36.276 14,2 36.760 13,9 37.214 13,7 101,3 101,2 101,3
III. Tổng số lao động LĐ 135.650 100,0 136.462 100,0 139.304 100,0 100,6 102,1 101,3
1. Lao động Nông nghiệp LĐ 36.215 26,7 32.121 23,5 31.098 22,3 88,7 96,8 92,7 2. Lao động CN – TTCN LĐ 56.715 41,8 58.664 43,0 59.702 42,9 103,4 101,8 102,6
3. Lao động TMDV LĐ 42.185 31,1 45.235 33,1 48.064 34,5 107,2 106,3 106,7
3. Lao động khác LĐ 535 0,4 442 0,3 440 0,3 82,6 99,5 90,7
IV. Một số chỉ tiêu BQ
2. Số nhân khẩu BQ 1 hộ Người/hộ 3,7 - 3,7 - 3,8 - 101,4 101,1 101,2
3. Số lao động BQ 1 hộ Người/hộ 1,9 - 1,9 - 1,9 - 102,8 100,4 101,5
3.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế huyện Gia Lâm trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2015-2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm. Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (16,2%/năm), ngành nông nghiệp thấp nhất với 2,4/năm%. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm dần ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bảng 3.3).
3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Lâm
3.1.4.1. Thuận lợi
Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế. Các lợi thế này thể hiện cụ thể ở các điểm sau:
- Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện Gia Lâm rất lớn do đây là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp. Vùng nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm sạch, nông sản thực phẩm cao cấp, hoa và cây cảnh.
- Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của người dân địa phương cũng như người dân nội thành ngày càng cao. Đây là lợi thế rất lớn đối với khu vực nông thôn huyện Gia Lâm trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp trang trại sinh thái kết hợp du lịch.
- Huyện Gia Lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp…Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
- Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay huyện Gia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định.
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá so với nhiều địa phương khác là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 Các chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 16/15 17/16 BQ I. Tổng giá trị sản xuất T .đ 7.499,5 100,00 8.285,9 100,00 9226,9 100,00 110,5 111,4 110,9 1. Ngành nông nghiệp Tỷ.đ 1.023,0 13,64 1.049,6 12,67 1073,0 11,63 102,6 102,2 102,4 2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp Tỷ.đ 4.108,9 54,79 4.491,7 54,21 4959,5 53,75 109,3 110,4 109,9
3. Ngành Thương mại, dịch vụ Tỷ.đ 2.367,6 31,57 2.744,6 33,12 3194,4 34,62 115,9 116,4 116,2
II. Một số chỉ tiêu
1. Giá trị SX bình quân 1 hộ Tr.đ/hộ 107,6 - 118,9 - 132,3 - 110,5 111.3 110,9
- Nông nghiệp Tr.đ/hộ 14,7 - 15,1 - 15,4 - 102,7 102,2 102,4
- Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp Tr.đ/hộ 58,9 - 64,4 - 71,1 - 109,3 110,4 109,9
- Thương mại, dịch vụ Tr.đ/hộ 34,0 - 39,4 - 45,8 - 115,9 116,4 116,2
2. Giá trị sản xuất BQ 1 LĐ Tr.đ 55,3 - 60,7 - 66,2 - 109,8 109,1 109,5
3. Thu nhập BQ 1 nhân khẩu Tr.đ 29,3 - 31,3 - 34,1 - 106,9 108,7 107,8
- Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả nên có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao như: Trồng hoa cao cấp, trồng hoa trên giá thể, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống lúa, giống rau, các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến nông sản.
3.1.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói trên, huyện Gia Lâm cũng đang phải đối mặt với các khó khăn như sau:
- Quy mô dân số lớn, mức độ gia tăng dân số và mật độ dân số cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bố trí đất ở cho người dân trong tương lai. Áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng là những thách thức không nhỏ đối với huyện, phần lớn dân số tập trung ở nông thôn, đa phần chưa được đào tạo về chuyên môn nên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc bố trí việc làm, ổn định xã hội.
- Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn.
- Lao động trong nghành nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ và lao động cao tuổi, trình độ kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó khăn.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế thị trường, lộ trình hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng thủ đô Hà Nội thành một trong những Thủ đô văn minh, tiên tiến.
- Trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống và hầu hết các khu làng nghề đều chưa được xây dựng khu xử lý chất thải một cách hệ thống, chủ yếu chất thải được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng lớn cho môi trường sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân địa phương.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khung phân tích của đề tài
Khung phân tích của đề tài (Sơ đồ 3.2) được xây dựng trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trước đây có liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng.
+
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý chi ngân sách xã
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
Khái quát về quản lý chi ngân sách xã
Nội dung công tác quản lý chi ngân sách xã
Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã
Khái niệm quản lý chi ngân sách xã Nguyên tắc quản lý chi ngân sách xã Vai trò của quản lý chi ngân sách xã Lập, duyệt và phân bổ dự toán Chấp hành dự toán Quyết toán Yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi nhân sách
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu, thông tin thứ cấp là những dữ liệu, thông tin có sẵn đã được thu thập từ trước, được ghi nhận và công bố từ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (Chi cục Thống kê huyện, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án…, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện). Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp để làm rõ những nội dung về lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện, trong bối cảnh đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn vừa qua và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện trong bối cảnh thực hiện cơ chế khoán chi theo biên chế. Dữ liệu, thông tin thứ cấp là cơ sở quan trọng, có tính tin cậy cao trong việc góp phần hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, thấy được thực trạng quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện, trong bối cảnh đô thị hóa, từ đó có căn cứ để xây dựng và nêu ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn tới.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các cán bộ cấp huyện và cấp xã phụ trách công tác Tài chính - Kế toán và đối tượng thụ hưởng ngân sách ở huyện Gia Lâm. Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi về các nội dung liên quan đến tình hình quản lý chi ngân sách xã, các yếu tố tác động và kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách xã. Với các đối tượng thụ hưởng ngân sách, chúng tôi lựa chọn theo sự thuận tiện và phỏng vấn ngẫu nhiên những người đến UBND xã làm thủ tục thanh toán, bao gồm cả người dân và cán bộ xã đề nghị thanh toán cho nhiệm vụ mà họ được giao thực hiện. Trường hợp người được phỏng vấn không đồng ý thì người phỏng vấn chuyển sang đối tượng khác. Để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề quản lý ngân sách xã trên địa bàn nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lâm mà không mất nhiều thời gian.
Đối tượng chọn mẫu điều tra bao gồm: Lãnh đạo, cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm phụ trách quản lý ngân sách xã, lãnh đạo, kế toán quản lý ngân sách xã và một số đối tượng thụ hưởng ngân sách xã.
Số lượng mẫu điều tra bao gồm 5 cán bộ của phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước Gia Lâm, 22 lãnh đạo (chủ tài khoản) của các xã, thị trấn thuộc huyện và 22 cán bộ kế toán ngân sách xã trong toàn huyện. Ngoài ra, đề tài còn phỏng vấn 30 người ở các xã và thị trấn: Trâu Quỳ, Cổ Bi, Kiêu Kỵ (loại 1), Đông Dư, Trung Mầu (loại 2) để thu thập thông tin đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách xã.
Bảng 3.4. Số lƣợng mẫu điều tra
Đối tƣợng điều tra Số phiếu điều tra
Cán bộ 49
- Cán bộ phòng TC-KH, cán bộ KBNN 5
- Lãnh đạo UBND xã, thị trấn 22
- Cán bộ tài chính xã 22