Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 97)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.4.1.1. Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng

Qua nghiên cứu cho thấy: Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định quản lý chung của các bộ ngành có liên quan. Đồng thời công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cũng đã tạo ra được những hiệu ứng tích cực trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện, từ đó gián tiếp tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, trong từng nội dung thực hiện quản lý vốn đầu tưu XDCB trên địa bàn huyện, quá trình quản lý cũng đang lộ diện những mặt hạn chế và bất cập cần quan tâm giải quyết. Những bất cập gặp phải ở hầu hết các khâu quản lý vốn đầu tư XDCB, từ công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đến việc thanh tran, kiểm tra và giám sát, từ đó dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Đây chính là những căn cứ quan trọng nhất, thực tiễn nhất cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Yên Định trong những năm tới.

4.4.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước ở huyện, ngoài việc căn cứu vào kết quả nghiên cứ, chúng tôi còn căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như của huyện trong những năm tới. Đây chính là cơ sở cho các giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển chung của địa phương.

a.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

1. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng đến chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động, quan tâm phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phương, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế.

2. Chú trọng phát triển kinh tế du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và đề án phát triển du lịch đã được phê duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

3. Tập trung trí tuệ, nguồn lực, có chương trình hành động tiếp theo trong việc đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế địa phương như nhân lực hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc cao đối với những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm...; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo chuyển dịch theo hướng tiến bộ, dần tiếp cận với cơ cấu lao động tiến bộ.

5. Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng văn hoá xã hội.

6. Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy mọi sắc thái và giá trị văn hoá địa phương; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của người dân. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, sạch trong sản xuất.

7. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương, tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

9. Tăng cường quốc phòng an ninh địa phương, củng cố vững chắc hệ thống chính trị, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Định giai đoạn 2017-2020

Tập trung công tác chỉ đạo điều hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển gắn với thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường xúc tiến đầu tư, huy động đa dạng các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hình thành các vùng chuyên canh có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Các chỉ tiêu cụ thể:

Cơ cấu giá trị sản xuất: 31,23% - 33,27% - 35,50%; Tổng sản lượng lương thực có hạt: 140.000 tấn trở lên; Giá trị sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản trên ha canh tác: 136 triệu đồng/ha/năm trở lên; Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu trên 36 triệu USD; Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 1.645 tỷ đồng trở lên; Thu nhập bình quân đầu người: 34,290 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; Số thôn đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn được cứng hoá: 98%; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 78,88%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,48% xuống dưới 5,5%.

c.Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện

Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 là cơ sở quan trọng để dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Yên Định đến năm 2020. Tuy nhiên do nguồn vốn từ ngân sách trung ương, tỉnh hàng năm cũng khó có thể xác định được trước, nguồn vốn nội tại của huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhu cầu đầu tư. Do đó việc phân bổ nguồn vốn theo các hình thức đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, các nguồn lực huy động của các thành phần kinh tế khác; vốn đầu tư từ ngân sách huyện theo phân cấp chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu chi đầu tư XDCB.

Căn cứ trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Yên Định đến năm 2020, dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Yên Định những năm tới như sau:

- Các dự án quan trọng sử dụng vốn ngân sách trung ương, tỉnh để đầu tư các công trình thủy lợi lớn, các dự án kè và nâng cấp mặt đê, hạ tầng giao thông khoảng 7.500 tỷ đồng.

- Các dự án thuộc nguồn vốn kêu gọi đầu tư, xã hội hóa, vốn vay bao gồm: hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đô thị, thương mại, dịch vụ; cấp điện; ngành công nghiệp khoảng 2.200 tỷ đồng.

- Các dự án thực hiện từ nguồn ngân sách bao gồm: đường giao thông; trụ sở cơ quan; trường học; hạ tầng kỹ thuật thể thao khoảng 850 tỷ đồng.

- Các dự án thuộc nguồn vốn huy động trong dài hạn của nhiều loại hình vốn bao gồm: đường giao thông; khu dân cư; công trình công cộng; hạ tầng kỹ thuật thể thao; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đô thị khoảng 3.500 tỷ đồng.

Trong đó dự án dự kiến sẽ sử dụng vốn đầu tư từ NSNN bao gồm:

Nâng cấp đê sông Mã: 500 tỷ đồng, Nâng cấp mặt đê tả sông Cầu Chày (42km): 600 tỷ đồng, Đường vành đai thị trấn Quán Lào: 200 tỷ, Kênh Hồ chứa nước Cửa Đạt Nam sông Mã, Bắc sông Chu: 1.500 tỷ, Sữa chữa tuyến đường tỉnh lộ 516 C Định Bình-Định Công: 80 tỷ, Trung tâm giáo dục chất lượng cao huyện Yên Định: 150 tỷ,Trạm bơm tiêu úng Nội Hà: 150 tỷ,...

Điều đó đòi hỏi giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)