Công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 74)

4.1.3.1. Công tác tạm ứng vốn đầu tư XDCB

Tại các công trình XDCB, việc tạm ứng kinh phí thực hiện hợp đồng và mua vật liệu là điều kiện quan trọng giúp cho các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu có tiềm lực không mạnh có vốn để huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, vật liệu triển khai công trình. Tuy nhiên, ứng quá nhiều, trong khi khối lượng thực hiện tại công trường không tương xứng sẽ khiến chất lượng giải ngân kém và kéo theo đó là hàng loạt các hiệu ứng khó lường.

Trong giai đoạn 2014-2016, công tác tạm ứng và thu hồi tiền tạm ứng của các dự án XDCB ở huyện được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính nay là Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016. Những văn bản này đã quy định cụ thể mức tạm ứng tối thiểu và mức tạm ứng tối đa. Việc tạm ứng vốn cho các hợp đồng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và mức tạm ứng vốn cụ thể do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa các bên.

Quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng cũng theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các hợp đồng kinh tế. Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong XDCB có giá trị lớn phải được sản xuất trước để bảo đảm tiến độ thi công và một số loại vật tư dự trữ theo mùa, mức tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.

Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên. Tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng.

Do mức tạm ứng không khống chế tối đa nên thời gian vừa qua việc tạm ứng tại các dự án XDCB thực hiện cao hơn nhiều so với trước đây và theo đặc thù của từng chủ đầu tư. Hầu hết các công trình trước đây ở huyện chỉ tạm ứng từ 10 - 20% thì nay ứng khoảng 30 - 40%. Đặc biệt, một số công trình Ban quản lý dựa án còn ứng vốn cho nhà thầu tới 60 - 70% vốn kế hoạch cả năm.

Việc không khống chế mức tạm ứng tối đa và ứng cao hơn nhiều cho các nhà thầu tại các công trình XDCB trong thời gian vừa qua ở huyện là việc làm mang tính hai mặt. Nó có thể tạo ra những kết quả tích cực trước mắt nhưng cũng gây ra không ít mặt trái nhãn tiền và cả thời gian dài sau này.

Trước hết về những điểm tích cực, tạm ứng cao trong thời gian qua kích thích các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, từ đó làm cho công tác giải ngân XDCB tăng cao. Điều này được minh chứng bằng những con số giải ngân cao kỷ lục cho các công trình XDCB trên địa bàn huyện, nếu như năm 2014 tổng mức tạm ứng là 43,778 tỷ đồng, thì đến năm 2015 con số này lên đến 80,860 tỷ đồng và đến năm 2016 giữ ở mức 75,808 tỷ đồng.

Một điểm khác là trong thời gian vừa qua, do giá cả vật liệu tăng đột biến khiến các nhà thầu xây lắp gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Việc bù giá vật liệu xây dựng cũng diễn ra chậm chạp do phải đảm bảo nhiều thủ tục pháp lý. Chính việc tạm ứng “thoáng” và linh hoạt hơn này đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế, nhiều tổng công ty lớn của Bộ GTVT và các doanh nghiệp trong lĩnh vực XDCB đã thoát lỗ và từng bước ổn định, làm ăn có lãi trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trên thì mặt trái của việc tạm ứng quá cao cũng không ít. Mặc dù kết quả giải ngân năm 2015 rất cao nhưng nếu xét trên khía cạnh chất lượng giải ngân thì còn nhiều điều đáng bàn. Cụ thể, năm 2015 tổng số tiền tạm ứng là 80,860 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền mới thanh toán tạm ứng chỉ ở mức 54,977 tỷ đồng, vẫn còn 25,883 tỷ đồng chưa thanh toán. Bên cạnh đó, việc tạm ứng quá cao có thể dẫn đến việc các nhà thầu chiếm dụng vốn nhà nước và sử dụng vào những mục đích khác, gây lãng phí vốn. Hơn nữa, tạm ứng hợp đồng và tạm ứng vật liệu không hợp lý dẫn đến làm giảm động lực của các nhà thầu thi công trong việc hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và chủ đầu tư không có điều kiện thu hồi tiền tạm ứng.

Như vậy có thể thấy rằng, việc tăng mức tạm ứng cho nhà thầu tại các hợp đồng xây lắp ở huyện trong những năm vừa qua là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của huyện. Nhưng mặt khác, nếu để tỷ lệ tạm ứng quá cao lại gia tăng sức ép đối với các chủ đầu tư và cơ quan quản lý vốn. Các chủ đầu tư đứng trước nguy cơ khó thu hồi tiền tạm ứng trong trường hợp một số nhà thầu đã trúng thầu, ký hợp đồng và nhận tiền tạm ứng nhưng không triển khai thi công, chủ đầu tư phải làm thủ tục thay nhà thầu mới. Mặt khác, tạm ứng vốn và tạm ứng vật liệu cao còn dẫn đến các nhà thầu trì hoãn, kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Trước tình hình này, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần rà soát lại toàn bộ công tác tạm ứng vốn theo hợp đồng và tạm ứng vật liệu. Trước khi cho tạm ứng yêu cầu nhà thầu cung cấp bảo lãnh tiền tạm ứng để bảo đảm thu hồi được tiền tạm ứng trong trường hợp rủi ro, đồng thời hạn chế tạm ứng vật liệu theo hợp đồng.

4.1.3.2. Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB

Về công tác thanh quyết toán và thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình: Công tác này được thực hiện theo các quy định của thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nay là Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 05/03/2016 của Bộ tài chính vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Bảng 4.5. Kết quả thanh toán vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực tính đến hết năm 2016 Lĩnh vực Tổng giá trị công trình nghiệm thu quyết toán Đã thanh toán Còn nợ Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tư 333,602 264,340 79,24 69,262 20,76 Sự nghiệp NN, thuỷ lợi 152,471 128,250 84,11 24,221 15,89 Sự nghiệp giao thông 155,251 120,230 77,44 35,021 22,56 Sự nghiệp Y tế- Giáo

dục và Đào tạo 15,560 9,320 59,90 6,240 40,10 Sự nghiệp khác 10,320 6,540 63,37 3,780 36,63 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Định (2014-2016)

Việc thanh toán vốn đầu tư trong năm nhìn chung còn chậm, không đồng đều, khối lượng XDCB hoàn thành thanh toán trong quý I và quý II đạt rất thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm với khối lượng hoàn thành rất lớn (xấp xỉ 60-70% giá trị thanh toán cả năm). Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành chuyển giao sang năm sau thanh toán còn lớn (giải ngân tháng 1 năm sau là khoảng 20% kế hoạch năm. Tháng 01 năm 2014, riêng vốn đầu tư XDCB của huyện giải ngân xấp xỉ 50 tỷ đồng), gây khó khăn trong công tác quản lý. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng dự toán, nợ đọng vốn đầu tư do thiếu thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, mặc dù phải tuân theo chủ chương của Đảng và Nhà nước cũng như những chỉ đạo của tỉnh về việc hạn chế chi tiêu công tuy nhiên trong quá trình khảo sát các doanh nghiệp tham gia các dự án, công trình XDCB trên địa bàn huyện, nghiên cứu vẫn nhận thấy đại bộ phận các doanh nghiệp đều hài lòng với công tác tạm ứng cũng như thanh toán tạm ứng của các cơ quan chức năng có liên quan. Điều này cũng cho thấy, huyện Yên Định đang thực hiện công tác này một cách tương đối thoáng, điều này cũng thể hiện rằng XDCB ở huyện đang nhận được sự quan tâm lớn từ chính quyền địa phương.

Việc tạm ứng và quyết toán vốn đầu tư XDCB có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng công trình XDCB. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý và cán bộ thi công về việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB, kết quả được thể hiện tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB

Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ % Nhanh 6 15,00 Kip thời 9 22,50 Bình thường 12 30,00 Chậm 9 22,50 Rất chậm 4 10,00 Tổng số 40 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Nhìn nhận công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB dưới góc độ là các doanh nghiệp, kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp và 20 cán bộ các phòng ban có liên quan cho thấy có 15% ý kiến đánh giá cho rằng công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở mức nhanh, 22,5% đánh giá các công tác này ở mức kịp thời. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng công tác thanh toán và tạm ứng hiện nay còn chậm, với 22,5% ý kiến đánh giá. Còn lại rất ít ý kiến cho rằng công tác tạm ứng và thanh toán ở huyện ở mức rất chậm.

Do số lượng các công trình, dự án ngày một nhiều, khối lượng vốn đầu tư dành cho XDCB ở huyện cũng đang có xu hướng tăng lên. Bởi vậy công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư ở huyện hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Nhìn nhận công tác tạm ứng và thanh toán ở góc độ người thực hiện công tác này trong các cơ quan có liên quan, nghiên cứu nhận thấy một số khó khăn nổi bật trong công tác này, đó là:

Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi (57,5% ý kiến đánh giá). Việc thường xuyên thay đổi các điều khoản, nội dung hướng dẫn thi hành trong công tác quản lý, giám sát và đánh giá vốn đầu tư XDCB khiến cho các cơ quan thực hiện gặp khó khăn lớn. Đặc biệt là những thay đổi khi các dự án, công trình chuẩn bị thẩm định quyết toán, tạm ứng. Đây được đánh giá là khó khăn lớn nhất trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở huyện.

Kéo theo những văn bản hướng dẫn trên là các thủ tục tạm ứng và thanh toán cũng thay đổi theo, từ đó khiến cho việc hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB ở huyện trở nên rườm rà và là trở ngại lớn cho các đơn vị thực hiện công tác này, đây được đánh giá là khó khăn lớn thứ hai với 52,5% ý kiến đánh giá.

Sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thực sự ăn khớp và thống nhất cũng khiến công tác tạm ứng, thanh toán trở nên khó khăn hơn.

Các dự án, công trình XDCB có liên quan đến nhiều lĩnh vực từ đất đai, kiến trúc xây dựng, giáo dục, y tế,.... Trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, thanh toán cần có sự tham gia của lãnh đạo các ngành, phòng ban có liên quan. Bởi vậy, sự phối hợp này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng. Theo đánh giá, có tới 30% ý kiến cho rằng sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thật sự nhuần nhuyễn. Đây là khó khăn lớn thứ ba cần được quan tâm.

Bảng 4.7. Số lượng và ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện các công trình XDCB về những khó khăn trong công tác tạm ứng và

thanh toán vốn

Những khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ %

Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi 23 57,50

Thủ tục rườm rà 21 52,50

Chưa có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban liên quan 12 30,00 Năng lực giải quyết của cán bộ quản lý kém 11 27,50 Thiếu sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn 8 20,00

Khác 7 17,50

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Ghi chú: N = 40, tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án XDCB

Công tác thanh toán vốn đầu tư do kho bạc Nhà nước phối hợp với phòng Tài chính – kế hoạch huyện thực hiện. Quy trình thanh toán vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016 được thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính và nay là Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016. Việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điều kiện thanh toán.

4.1.3.3. Tình hình nợ đọng XDCB đến 31/12/2016

Tính đến 31/12/2016 số nợ các dự án, công trình, hạng mục công trình là: 69,262 tỷ đồng (gồm: các dự án đã hoàn thành nghiệm thu quyết toán), đây là số nợ lớn so với nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là:

Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.

nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.

Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.

UBND huyện chưa thường xuyên rà soát, phân loại nợ đọng XDCB, chưa thực hiện đúng thứ tự ưu tiên, bố trí kế hoạch vốn ngân sách huyện để xử lý nợ đọng XDCB theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)