PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN các huyện trên đã rút ra cho huyện Yên Định một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau:
Một là, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN tốt thì cơng tác
quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải hợp lý, tập trung, có trọng điểm, nghiêm túc và khoa học. Quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết phải phải đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch phải có tầm nhìn xa, có tính chiến lược, đánh giá hết các yếu tố khách quan của sự phát triển. Đây là nội dung hết sức quan trọng để các cơ quan quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, góp phần hạn chế đáng kể đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí tại các dự án đầu tư .
Hai là, quy hoạch phải gắn với kế hoạch bố trí vốn, nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp trong đó có phân cấp đảm bảo tính tự chủ cho địa phương, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đến từng khâu của q trình đầu tư; góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Ba là, gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có
tăng trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững, có tính xã hội, mơi trường, an ninh quốc phịng, xóa đói giảm nghèo.
Bốn là, cải cách các thủ tục hành chính và cơng khai hóa các quy trình,
các cơng đoạn của q trình đầu tư, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý về nhà nước nói chung và quản lý về vốn đầu tư từ NSNN nói riêng.
2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến cơng tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Đỗ Văn Thành, cùng cộng sự đã thực hiện đề tài cấp Bộ (Bộ Tài chính, 2005) về “Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước”. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng cơ chế trong quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN nói chung, trong đó có đề cập đến vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Đồng thời tác giả đã đưa ra các giải pháp về cơ chế nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nguồn vốn NSNN ở Việt Nam, trong đó tác giả nhấn mạnh đến các cơ chế đối với nhà thầu, chủ đầu tư và các bên tham gia quản lý, giám sát vốn đầu tư từ nguồn NSNN.
Trần Văn Chử, "Thất thoát trong đầu tư phát triển: Nguyên nhân và giải
pháp khắc phục", Tạp chí lý luận chính trị, số 6/2005. Tác giả đã nêu rõ được
những thất thoát trong đầu tư phát triển ở Việt Nam và từ đó nêu ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục trong đầu tư phát triển trong thời gian tới.
Trần Thị Khánh Vân, "Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách Nhà nước tại một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công thương" luận
văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2010. Công trình góp phần tăng cường cơng tác quản lý vồn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc Bộ Công thương. Tác giả đã làm rõ được thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị sự nghiệp giáo dục của đơn vị từ đó xác định được nguyên nhân yếu kém trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Và từ đó đã đề ra những giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công thương.
Tác giả Bùi Minh Sáng, đã thực hiện đề tài “giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định”, năm 2011. Đề tài đã hệ thống hóa được dung lượng
lớn cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước. Từ cơ sở lý thuyết về đầu tư đến vốn đầu tư trong XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước và lý thuyết về sử dụng vốn đầu tư XDCB. Đề tài đã phân tích chi tiết thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cho nông nghiệp từ NSNN ở tỉnh Nam Định và đưa ra được những giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với công tác quản lý nguồn vốn XDCB trên địa bàn tỉnh Nam Định.