PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm của một số huyện ở tỉnh Thanh Hóa về quản lý sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Thường Xuân là một trong những huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua (từ năm 2014-2016) tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 15,3%, cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp: 46,6%; thương mại, dịch vụ: 39,7%; dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp:13,7%. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn NSNN khoảng từ 85 - 90%, còn lại một phần khoảng 10-15% là nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ theo Nghị quyết 30a, chương trình 134, 135, vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Từ năm 2014 - 2016 tồn huyện có tổng vốn đầu tư 1.935,28 tỷ đồng, do là huyện miền núi đặc biệt khó khăn nên nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như: các cơng trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông và các cơng trình an sinh xã hội... một số chương trình dự án hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Đến nay, huyện có 17/17 xã, thị trấn đã có chợ, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, số hộ được sử dụng điện đạt gần 97%. Trên địa bàn huyện có nhà máy thủy điện Cửa Đạt; 100% xã của huyện có đường ơ tơ đến trung tâm xã, trong đó có 15/17 xã, thị trấn có đường nhựa đi qua (UBND huyện Thường Xuân, 2016).
Trong công tác quy hoạch xây dựng, các cơ quan, công sở ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, đảm bảo theo quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng được hướng dẫn để nhân dân xây dựng nhà ở, các cơng trình kiến trúc theo hướng quy hoạch, đặc biệt trong q trình xố nhà tạm nhân dân đã tiến hành xây nhà kiên cố đảm bảo lâu dài. Thị trấn Thường Xuân được quy hoạch đến 2015 và có tầm nhìn đến 2020 hướng tới là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của huyện (UBND huyện Thường Xuân, 2016).
Huyện Thường Xuân có lợi thế về nhiều mặt, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh, các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch, thuỷ điện và khai thác khoáng sản đang trên đà phát triển. Đặc biệt, là cửa khẩu Bát Mọt tiếp giáp với nước bạn Lào đang được xây dựng, hồ chứa nước Cửa Đạt và thủy điện Cửa Đạt... là nhân tố rất lớn để thúc đẩy kinh tế của huyện.Vì vậy huyện đã có nhiều cơ chế chính sách thơng thống để kêu gọi thu hút đầu tư bằng các chủ trương cụ thể thiết thực. Huyện xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng cơng nghiệp hố-hiện đại hố. Tập trung phát triển nguồn nhân lực dựa trên định hướng phát triển kinh tế-xã hội, tập trung phát triển giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, nâng cao chất lượng giáo dục. Phát huy nội lực của huyện cùng với sự đầu tư của tỉnh, của Trung ương và thu hút các nguồn lực khác để phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực có lợi thế của huyện. Qua nghiên cứu các tài liệu báo cáo, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Thường Xuân có một số điểm đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ
NSNN đồng thời có chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Huyện Thường Xuân coi quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là một việc làm tạo tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội. Việc quản lý nguồn vốn này đã diễn ra theo một quy trình rất chặt chẽ, vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở vừa gắn với trách nhiệm của cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Huyện đã tập trung để làm một số cơng trình hạ tầng. Đặc biệt ưu tiên cho hạ tầng giao thông, coi đây là khâu đột phá. Tất cả vốn có nguồn gốc NSNN đều phải được HĐND huyện xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định (UBND huyện Thường Xuân, 2016).
Thứ hai, mặc dù đạt được tốc độ phát triển rất cao, GDP tăng 16-17% năm
nhưng huyện luôn coi trọng phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực (coi lao động kỹ thuật cũng là một khâu đột phá quan trọng), phát triển vùng sâu vùng xa và bảo vệ môi trường. Theo phương hướng này vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề: đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông nông thơn, mạng lưới điện, cấp thốt nước, đầu tư phát triển hạ tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với cơng tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy triển khai quản lý, sử dụng và giám sát đầu tư rất hiệu quả; tiến độ thực hiện nhanh, tỷ lệ vốn giải ngân hàng năm đạt 90-95% (UBND huyện Thường Xuân, 2016).
Thứ ba, đó là việc thực hiện tốt cơ chế chính sách trong việc quản lý vốn
đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ mới một cách đồng bộ. Đây là những kinh nghiệm để huyện khác học tập trong quá trình thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương (UBND huyện Thường Xuân, 2016).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trong giai đoạn 2014-2016 huyện Thọ Xuân đã sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn cho các dự án cơng trình thuộc các lĩnh vực, ngành kinh tế như: Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, công cộng đô thị và các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh như: Kiên cố hoá, đường kênh mương nội đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp... Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn chủ động cân đối ngân sách địa phương, kết hợp huy động sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên để chủ động, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và tiến độ thực hiện dự án (UBND huyện Thọ Xn, 2016).
Huyện Thọ Xn tuy có diện tích tự nhiên lớn với 46 xã, thị trấn nhưng có nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, tuy vậy hàng năm huyện đã khắc phục khó khăn đảm bảo ngân sách của địa phương dành ra một nguồn vốn lớn để bố trí cho cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua được huy động từ các nguồn: Nguồn vốn ngân sách của địa phương, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn vốn vay, đặc biệt là từ nguồn thu tiền sử dụng đất... để phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước nói chung ngày càng tăng so với thời gian trước, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN thực sự có vai trị chủ đạo và được bố trí tăng dần qua từng năm, vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội huyện Thọ Xuân (UBND huyện Thọ Xuân, 2016).
Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong những năm gần đây cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dựa trên bộ khung pháp lý về quản lý vốn đầu tư và xây dựng cơ bản đã từng bước được bổ sung, hồn thiện; cơng tác chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm
tốn được tăng cường; cơng tác giám sát của công luận và nhân dân đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này... Về việc thực hiện quy chế đầu tư xây dựng cơ bản, UBND huyện Thọ Xuân đã thực hiện tương đối nghiêm túc các khâu của quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể như sau:
- Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các danh mục cơng trình dự án, điều hành kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, UBND huyện và các phòng ban chức năng đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn cho các cơng trình dự án và điều chỉnh bổ sung tăng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơng trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các cơng trình dự án khơng có khả năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp, chú trọng tập trung cho những cơng trình trọng điểm của các ngành nông nghiệp, giao thông, công nghiệp... Đồng thời đã giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo vệ trật tự an tồn xã hội, góp phần bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội.
- Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng chi tiết đã bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội được duyệt, cụ thể hoá các chủ trương của Huyện uỷ, HĐND và UBND. Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự tốn cơng trình mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ,quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
- Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo các hướng dẫn của UBND tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản , chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong cơng tác quản lý... Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện hoạt động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác giám sát cộng đồng trên địa bàn huyện Thọ Xuân đang được thực hiện rất tốt. Qua giám sát của cộng đồng nhiều sai phạm trong thi công đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Cơng tác thanh, quyết tốn cơng trình đang từng bước nâng cao. Phịng Tài chính-Kế hoạch và KBNN huyện Thọ Xuân đã phối hợp tương đối tốt, thơng qua kiểm tra, kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh tốn các khoản chi khơng đúng quy định.
- Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự tốn và tổng dự tốn cơng trình. UBND huyện Thọ Xn đã thành lập một số Ban quản lý dự án kiêm nhiệm để thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực. Từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác nghiệm thu, bảo hành cơng trình cịn có sai phạm, thiếu sót nhưng nhìn chung được thực hiện tốt, theo đúng quy định của nhà nước. Góp phần đảm bảo bàn giao, khai thác sử dụng cơng trình hiệu quả hơn (UBND huyện Thọ Xuân, 2016).