Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 109 - 127)

4.3.5.1. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt (chuyên môn và nghiệp vụ) trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục (ngành giáo dục), trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiên học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc

sống tốt đẹp hơn,làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập.

Xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược kinh tế-xã hội của Đảng và nhà nước. Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ (người dân được Nhà nước và xã hội chăm lo) mà còn trong việc đóng ghóp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương.

Xã hội hóa giáo dục, không chỉ là vấn đề: xã hội tham gia vào việc dựng trường, mở lớp, hay tài trợ, mà còn có nghĩa là, xã hội cần được (có trách nhiệm) tham gia vào quá trình xây dựng các chương trình giáo dục. Từ đó mà xã hội hóa được nội dung giáo dục. Đặc biệt là, giúp đa dạng hoá, hiện đại hóa chương trình, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi phong phú của xã hội. Ngoài ra giáo dục trong nhà trường phải luôn được gắn kết với xã hội, trên cơ sở những nghiên cứu và tổng kết khách quan về các vấn đề xã hội, trong đó xã hội phải được coi là một thực thể sống luôn biến đổi và phát triển không ngừng.

Xã hội hóa giáo dục, như một dòng chảy tự nhiên của lịch sử giáo dục, nó không những loại bỏ được những trói buộc không đáng có trong giáo dục hiện nay, mà còn phát huy cao nhất được nhân lực và tài lực-trí lực của xã hội đóng góp cho giáo dục, cũng như tăng sức sống cho giáo dục, và đáp ứng cao nhất quy luật cung-cầu giữa dạy và học. Rằng đó chính là cách thức đưa hệ thống giáo dục đến với tiến trình hội nhập. Tất nhiên sự thành công của nó đến đâu, trước hết còn phụ thuộc vào sự thay đổi tư duy giáo dục, sự tiến bộ của hệ thống quản lý giáo dục. Và rõ ràng một khi thị trường giáo dục phát triển lành mạnh, thì nhiều vấn đề nan giải, bất cập như đã có, tự khắc sẽ biến mất.

4.3.5.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực kế toán và chủ

tài khoản tại các cơ sở giáo dục

Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý thu, chi NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng

như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý … từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độcủatừngngười.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán để mọi người hiểu và nhận thức đúng yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyển của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ.Công tác đào tạo và đào tạo lại phải đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trương, chính sách của nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình lập dự toán và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi cũng như quyết toán ngân sách.

Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôiviệc.

4.3.5.3. Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm

Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhândân đối với nhà nước.

UBND huyện cần xem xét sửa đổi bổ sung quy chế về công tác luân chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục hàng năm như sau :

Để đảm bảo cho công tác xây dựng kế hoạch được bám sát kịp thời thì thời gian luân chuyển cán bộ nên thực hiện sau khi kết thúc năm học vào tháng 6 hàng năm thay vì thực hiện luân chuyển vào đầu năm học từ vào tháng 9 hàngnăm.

Nên thực hiện niêm yết công khai danh sách cán bộ giáo viên nhân viên được điều động luân chuyển để đảm bảo tính minh bạch khách quan.

Thời gian luân chuyển kế toán nên kéo dài 5 năm một lần và nên điều chuyển cùng cấp vì sự chuyên môn hóa của kế toán. Việc luân chuyển kế toán 3 năm một lần gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý theo dõi NSNN, báo cáo tài chính, lưu giữ chứng từ.

4.3.5.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quản lý chi NSNN cho sự

nghiệpGiáo dục-Đào tạo

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của toàn hệ thống; trong đó, triển khai và vận hành tốt hệ thống TABMIS để làm tiền đề và cơ sở cho các bước cải cách đột phá hiện đại

hóa hệ thống quản lý NSNN.

Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục; lượng, tạo điều kiện

thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách cho GD-ĐT, mô hình, cơ chế quản lý là một vấn đề đang được các địa phương rất quan tâm, và đã có nhiều đề tài, luận án đề cấp đến vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành cấp phát các khoản chi ngân sách cho GD-ĐT, nhưng nhìn chung kết quả vận dụng vào thực tế quản lý còn hạn chế xuất. Do vậy cần ban hành quy định về quy chế phối hợp quản lý giữa Phòng GD-ĐT, Phòng TC-KH, UBND huyện, UBND các xã và

các ngành ở địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách GD-ĐT, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các khâu quản lý, đồng thời tránh tình

trạng buông lỏng trong quản lý chi ngân sách cho GD-ĐT ởhuyện.

Nâng cao vai trò của KBNN trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT, xây dựng và hoàn thiện các công cụ phục vụ cho cải cách quản lý NSNN, cụ thể: Hiện đại hóa hệ thống thanh toán của KBNN, mà trọng tâm là triển khai mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng (với Ngân hàng Nhà nước). Đồng thời, hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống KBNN (thanh toán LKB) trong điều kiện triển khai và vận hành hệ thống TABMIS.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống KBNN thông qua việc triển khai có hiệu quả các quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN về quản lý thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN (như Thông tư số 85/2011/TTBTC; Thông tư số 164/2011/TT-BTC,…). Qua đó, hiện đại hóa và điện tử hóa hệ thống thanh toán, đáp ứng tốt yêu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước cũng như các đơn vị giao dịch với KBNN và hình thành tài khoản thanh toán tập trung của KBNN (TSA).

PHN 5. KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương về đề tài “Tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba được trình bày, luận văn góp phần hệ thống hóa các khái niệm về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN,

vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục hiện nay. Từ những kinh nghiệm về công tác quản lý chi NSNN trong nước rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Ba trong quá trình phát triển và hoàn thiện công tác quản lý trong thời kỳ đổi mới.

Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán cơ bản được thực hiện đúng quy trình, bám sát luật NSNN. Dự toán được phân bổ chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách và chi tiết theo chương khoản, mục của mục lục ngân sách. Dự toán chi thường xuyên tăng dần qua các năm nhưng mức tăng không cao từ 111.839 triệu đồng năm 2015 lên 128.696 triệu đồng năm 2017. Dự toán chi không

thường xuyên có xu hướng giảm dần từ 19.604 triệu đồng năm 2015 xuống còn 15.386 triệu đồng năm 2017. Công tác phân bổ và sử dụng ngân sách cho sự nghiệp giáo dục được thực hiện đúng quy trình quản lý chặt chẽ và thuận tiện. Chi thanh toán cá nhân chiếm cơ cấu lớn chiếm 51,86% tương ứng với 114.639 triệu đồng năm 2015 lên 67,67% tương ứng 114.963 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn chiếm 9,69% và có xu hướng tăng dần từ 15.946 triệu đồng năm 2015 tăng lên 16.465 triệu đồng năm 2017. Chi mua sắm cơ sở vật chất có chiều hướng giảm từ 9,12% năm 2015 xuống 8,98% năm 2017 tương đương 20.167 triệu đồng xuống 15.259 triệu đồng. Chi ĐTXDCB

năm 2015 chiến cơ cấu cao 29,33% nhưng giảm mạnh xuống còn 10,27% năm 2017 tương đương 64.835 triệu đồng xuống 17.450 triệu đồng. Công tác quyết toán chi NSNN cũng đáp ứng được quy định của nhà nước, nhưng vẫn còn tồn tại một số trường nộp báo cáo quyết toán muộn gây ảnh hưởng đến công tác tổng hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra không được thường xuyên nên khó phát hiện những sai phạm.

Quản lý chi NNSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh

Ba chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Chính sách tài chính của Nhà nước; Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học; Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm; Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý của cơ quan tài chính.

Để tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục, huyện Thanh Ba cần thực hiện một số giải pháp: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục; Nâng cao chất lượng công tác chấp hành chi ngân sách, công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trên địa bàn

huyện Thanh Ba; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách của các trường học; Các giải pháp khác.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Nhà nước

Cần tăng cường đầu tư NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT, có những chính sách, cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho quản lý tài chính trong sự nghiệp GD-ĐT.

Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi NSNN cho các mục tiêu GD-ĐT. Hoàn thiện cơ cấu nhóm mục trong chi thường

xuyên, định mức chi con người và chi cho công việc.

Quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy

trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân

sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung

các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán

đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.

5.2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục trung học và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 109 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)