Nâng cao chất lượng công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

giáo dục trên địa bàn huyện

Các đơn vị thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm chính trong lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được kho bạc nhà nước cấp, lập các biểu mẫu theo quy định gửi phòng giáo dục tổng hợp báo

cáo phòng tài chính-kế hoạch huyện. Với vai trò là khâu cuối cùng trong một

chu trình ngân sách, cho nên quyết toán ngân sách phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ, chính xác, trung thực hiệu quả của cả quá trình quản lý, sử dụng ngân sách tại các cơ quan, đơn vị. Để nâng cao hiệu quả công tác quyết toán khắc phục bằng được tình trạng buông lỏng công tác quyết toán ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị trong thời gian qua cần có biện pháp kỷ luật tài chính trong

công tác lập và gửi báo cáo quyết toán.

Xử lý nghiêm những đơn vị không thực hiện đúng nội dung và thời hạn nộp báo cáo quyết toán, đánh giá chất lượng hoàn thành công việc thông vào kết quả xếp loại cuối năm.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của Phòng giáo dục và đào tạo, cơ quan chuyên quản là phòng tài chính-kế hoạch.

Phần lớn chủ tài khoản các đơn vị chủ yếu quan tâm đến công tác quản

lý chuyên môn giáo dục chưa am hiểu sâu về kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính, một số cán bộ kế toán nhất là tại các cơ sở giáo dục cấp huyện không thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, có một số lại phải kiêm nhiệm các công việc khác. Vì vậy, củng cố nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN tại các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến việc bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ quản lý tài chính nói chung, công tác kế toán nói riêng cho chủ tài khoản và đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán ở cơ sở giáo dục.

Trong thời gian tới cần tập trung rà soát, đánh giá khả năng nghiệp vụ

chuyên môn của đội ngũ này để có các phương án sắp xếp lại thích hợp, thực hiện thi kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng năm, kiên quyết chuyển đổi công tác, hoặc cho thôi việc đối với những người không có đủ trình độ năng lực về công tác quản lý tài chính nếu hai năm liền thi kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý chi NSNN, quản lý tài chính cho cán bộ quản lý trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

việc sử dụng kinh phí của NSNN thuộc quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN và thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên. Cơ quan tài chính không có điều kiện theo dõi, kiểm tra tình hình chi cụ thể ở từng đơn vị theo từng nội dung nghiệp vụ và từng chứng từ chi tiêu, do đó không đủ căn cứ để khẳng định tính đúng đắn của số liệu cũng như loại bỏ hết những sai phạm trong khi kiểm tra quyết toán.

Cải tiến công tác quyết toán chi ngân sách cho GD-ĐT cần xác định rõ ràng

thẩm quyền trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị. Cụ thể là :

- Thực hiện nguyên tắc người nào duyệt chi sai chế độ, sai dự toán được duyệt thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Việcđánh giá thực hiện ngân sách không chỉ là chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn mà còn phải đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Do vậy, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cấp trên, đơn vị được quyền giao dự toán chi ngân sách và nhiệm vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách là thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phê duyệt chi tiêu, sử dụng ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Thể hiện đúng tính chất nhiệm vụ của cơ quan tài chính đảm nhận, đó là kiểm tra tính đúng đắn, hợp lệ nguồn tài chính, sử dụng tài chính – ngân sách và

công tác thực hiện chế độ kế toán.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong quá trình quyết toán ngân sách cho các đơn vị GD-ĐT nhất thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và cơ quan

cấp phát, xoá bỏ tình trạng hiện nay là một số cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn huyện chỉ có một cơ quan duy nhất là phòng Tài chính huyện duyệt quyết toán, bỏ qua vai trò quản lý của Phòng Giáo dục huyện.

Bên cạnh đó, quá trình quyếttoán kiên quyết phải xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ này, khắc phục tình trạng cơ quan tài chính các cấp khi tiến hành quyết toán chi NSNN cho các đơn vị khi phát hiện sai phạm có nêu kiến nghị xử lý nhưng lại không có biện pháp xử lý dứt điểm, để kéo dài không có thông báo duyệt y quyết toán cho các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)