Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

khoản tại các đơn vị trường học

là người có khả năng quản lý tài chính một cách nề nếp từ việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí. Thực hiện xây dựng dự toán trên cơ sở định mức chi tiêu và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị. Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi theo các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên đúng quy định. Kế toán có trình độ năng lực tốt sẽ giúp tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng nguồn NSNN một cách tốt hơn. Năng lực quản lý của chủ tài khoản tốt sẽ chỉ đạo và điều hành chi NSNN một cách hợp lý hiệu quả.

Qua tìm hiểu đánh giá về trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba được thể hiện qua bảng 4.16 sau:

Bảng 4.16. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NSNN

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

1. Trình độ chuyên môn của kế toán 110 100

- Tốt 12 10,91

- Khá 28 25,45

- Trung bình 30 27,27

- Kém 40 36,36

2. Năng lực quản lý tài chính của chủ tài khoản 110 100

- Tốt 20 18,18

- Khá 30 27,27

- Trung bình 32 29,09

- Kém 28 25,45

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Số liệu bảng 4.16 cho thấy trình độ chuyên môn của kế toán yếu chiếm 36,36%, trung bình chiếm 27,27%, tốt chỉ chiếm 10,91%.

Chủ tài khoản tại các đơn vị giáo dục có năng lực quản lý tài chính tốt chiếm 18,18% còn trung bình chiếm 29,09% và yếu chiếm 25,45%.

Tại một số đơn vị, kế toán có trình độ năng lực yếu vì tuổi đã cao, khả năng sử dụng máy tính chưa thành thạo. Chủ tài khoản được bổ nhiệm từ giáo viên mà lên nên chủ yếu quan tâm đến chuyên môn sư phạm tại đơn vị mà ít qua

tâm đến chuyên môn tài chính. Kiến thức về quản lý tài chính của các chủ tài khoản gần như là không có nên khă năng điều hành quản lý tài chính gặp khó khăn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)