Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 103)

TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sựnghiệp giáo dục nghiệp giáo dục

Khâu lập dự toán là khâu đâu tiên, có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN. Đối với công tác lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT tại các đơn vịGD trên địa bàn huyện hàng năm cần có căn cứ

rõ ràng, sát với thực tế của từng đơn vịtrên cơ sở bám sát vào các yếu tố sau: - Nhiệm vụ phát triển, các mục tiêu cụ thể của nhà trường và của sự

nghiệp GD-ĐT trên địa bàn huyện.

- Chính sách, chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách

- Các văn bản về xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: Định mức, cơ cấu chi được HĐND

tỉnh phê duyệt hàng năm, công văn hướng dẫn lập dự toán chi của Sở Tài chính, Phòng TC-KH huyện.

- Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước,…

Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo phải cớ hướng dẫn quy trình lập dự toán chung cho các đơn vị giáo dục đào tạo. Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập dự toán như đã nêu, phải quy định rõ về thời gian, hướng dẫn mẫu biểu dự toán cụ thể đồng thời phải giao số kiểm tra kịp thời cho từng đơn vị dự toán.

UNBD huyện cần chỉ đạo Phòng TC-KH kế hợp với Phòng Giáo dục tổ

chức tổng kết công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT của huyện. Qua

đó có thể phát huy những điểm mạnh đã đạt được, phân tích và tìm ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chếtrong năm ngân sách.

Trong điều kiện cân đối ngân sách còn khó khăn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách và các

nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.

Việc xây dựng dự toán hàng năm phải dựa trên tinh thần quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, lập dự toán chi ngân sách theo đúng các quy định pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành, trong phạm vi số kiểm tra được HĐND huyện phê chuẩn hàng năm; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong các năm tiếp theo để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn lực ngân sách được phân bổ. Phân nhóm các nhiệm vụ chi để chủ động điều hành, cắt giảm trong trường hợp cần thiết.

4.3.1.1. Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách ở mức hợp lý. Việc bố trí phân bổ vốn đầu tư NSNN phải căn cứ theo các nguyên tắc sau: Chỉ thị số

1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT- TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.

Tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách

cho GD-ĐT. Cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục có tác động to lớn đến chất lượng giáo dục và ảnh hưởng có tính chất quyết định dến quy mô giáo dục. Trong

những năm qua, mặc dù cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện

Thanh Ba đã được đầu tư, xây dựng kiên cố, khang trang nhưng qua thời gian sử

dụng một số trang thiết bị, cơ sở vật chất đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu

phát triển giáo dục. Tuy vậy số chi ngân sách cho công tác XDCB cơ sở vật chất trường học ở huyện Thanh Ba thời gian qua còn quá thấp.

Vì vậy, ngoài việc phân cấp chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho trường học theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì việc nâng dần tỷ trọng chi ngân

sách tỉnh cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học trong thời gian tới là cần thiết vơi phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh đáp ứng một mức

độ nhất định về vốn đầu tư phân theo từng khu vực, căn cứ trên quá trinh thanh tra, kiểm tra, kiểm kê hàng năm của các cơ sở GD-ĐT mà huyện phân bổ định mức cho các trường đầu tư phát triển, xây mới và sửa chưa theo yêu cầu của thực tếđề ra.

4.3.1.2. Xây dựng dự toán chi thường xuyên

Dự toán chi thường xuyên xây dựng trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách theo mức lương cơ sở. Dự toán chi thường xuyên hàng năm phải đảm bảo

định mức chi cho con người và chi cho công việc theo tỷ lệ 80/20.

Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên phải có thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày

23/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày

20/6/2006 của Chính phủ; thực hiện cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày

14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; kinh phí triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục (Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 về hỗ trợ học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010

về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 phê duyệt Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016; Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo;...).

Ngoài các quy định chung nêu trên, các đơn vịkhi xây dựng dự toán cần thuyết minh rõ: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực chi sự nghiệp (xây dựng trên cơ sở quyết định phê duyệt của HĐND tỉnh, trong đó thuyết minh rõ khối lượng, nội dung công việc, tiến độ triển khai, cơ sở tính toán, cam kết huy động các nguồn lực

ngoài ngân sách).

Trong phân bổ ngân sách, bên cạnh việc xây dựng hệ thống định mức chi

cho GD-ĐT, cần thiết phải công khai một cách rộng rãi các nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc huyện, ngành theo mục lục ngân sách hiện hành, từng bước xác định hệ thống các nguyên tắc, phương pháp phân bổ chuẩn mực làm cơ sở cho việc phân khai dự toán chi tiết chi ngân sách

cho các đơn vị dự toán.

Để thực hiện tốt quy trình quản lý ngân sách từ khâu lập phân bổ đến kế

toán quyết toán ngân sách, nhằm sớm khắc phục được những bất cập như đã đánh giá, phân tích, thì trong thời gian tới huyện Thanh Ba cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

- Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách nhiệm vụ kinh tế-văn hóa -xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, khai thác triệt để lợi thế của địa phương.

- Lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định. Cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa trong việc hướng dẫn các đơn vị dự toán các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng dự toán, điều hành, kế toán và quyết toán NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN.

Phòng giáo dục và đào tạo huyện mới đảm nhiệm là đơn vị dự toán cấp 1 nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, Phòng tài chính-kế hoạch huyện cần phối hợp giúp đỡ phòng giáo dục hiểu và hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần tập huấn hướng dẫn chi tiết, cụ thể, không thể

làm theo lối mòn, lý thuyết sáo rỗng để các đơn vị cấp trường hiểu và lập dự toán được sát với tình hình thực tế hơn..

Về phía các cơ sở giáo dục cũng cần chú trọng và nâng cao hơn chất lượng công tác lập dự toán, muốn vậy cần phải bám sát tình hình thực hiện dự toán năm hiện hành, hướng dẫn xây dựng dự toán của các cơ quan chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao của đơn vị năm kế hoạch, số kiểm tra dự toán được thông

báo, trên cơ sở đó thực hiện xây dựng dự toán bảo đảm đầy đủ các nội dung thu, chi, theo đúng mẫu biểu quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của tỉnh, đặc biệt là phải phản ánh được đầy đủ các khoản thu sự nghiệp vào dự toán để theo dõi quản lý, thuyết minh rõ các chỉ tiêu thu chi, nhất là đối với các nhiệm vụ chi đặc thù, chi nghiệp vụ chuyên môn, tránh tình trạng lập dự toán theo nhu cầu tràn lan vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 103)