Mô hình và tổ chức bộ máy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 93)

4.2.1. Mô hình và tổ chức bộ máy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba Thanh Ba

Một mô hình quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả sẽ là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của quản lý chi ngân sách. Mô hình quản lý

ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba có thể biểu diễn qua sơ đồ sau 4.1.

4.2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh và huyện

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Đối với huyện Thanh Ba là tổng số và mức chi từng lĩnh vực,dự toán chi ngân sách của phòng GD-ĐT,

hệ thống các trường thuộc huyện quản lý. Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu. Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định ở trên, còn có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách.

Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ.

Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Thanh Ba (2017)

4.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba

Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định của Luật ngân sách. Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và

báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên

trực tiếp.

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia, quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định của Luật ngân sách.

Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân

sách. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

HĐND tỉnh Phú Thọ Sở tài chính Tỉnh Phú Thọ UBND huyện Thanh Ba HĐND huyện Thanh Ba Phòng GD-ĐT huyện Phú Thọ Khối Mầm Non Khối Tiểu Học Khối THCS Phòng TC-KH huyện Phú Thọ KBNN huyện Phú Thọ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở tài chính và Phòng TC-KH huyện

Tổ chức lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.

Tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách được giao, chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm, quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật, duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới.

Phòng TC-KH của huyện đảm nhận chi toàn bộ cho ngành học Mầm non, Tiểuhọc, Trung học cơ sở và giáo dục thường xuyên do Huyện quản lý. Quản lý cấp phát vốn ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

Phòng TC-KH huyện Thanh Ba nhận phân bổ kinh phí bổ sung theo chương trình mục tiêu từ Sở tài chính tỉnh Phú Thọ về chi thường xuyên. Mô

hình quản lý cấp phát vốn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2 Mô hình cấp phát vốn NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Thanh Ba (2017)

Phòng TC-KH huyện Thanh Ba Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba Kho bạc NN huyện Thanh Ba Khối Mầm Mầm non Khối Tiểu học Khối THCS (2) (3) (3a) (3b) (3c) (2a) (1)

(1) Phòng TC-KH huyện thông báo dự toán kinh phí của từng trường cho Kho bạc nhà nước huyện trích chuyển trả dự toán đó sang tài khoản của từng trường.

(2). Phòng TC-KH huyện thông báo dự toán kinh phí cho Phòng giáo dục huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

(2a). Khi có nhu cầu chi tiêu, Phòng giáo dục huyện, Trung tâm BDCT

huyện lập giấy rút dự toán kinh phí sau đó gửi sang Kho bạc huyện để rút tiền.

(3). Phòng TC-KH huyện thông báo dự toán kinh phí cho từng trường. (3a), (3b), (3c). Khi có nhu cầu chi tiêu thì từng đơn vị thuộc khối Mầm

non, Tiểu học, THCS đi rút tiền tại Kho bạc nhà nước huyện.

Trong quá trình cấp phát kinh phí, Phòng tài chính-Kế hoạch kết hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng giáo dục, KBNN huyện để tăng cường quản lý đạt kết quả cao.

Vai trò soát chi của KBNN

Thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, hệ thống KBNN đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB thuộc NSNN của các đơn vịđược giao mỗi năm. Thông qua vai trò kiểm soát chi của mình, KBNN ngăn chặn và từ chối thanh toán đối với các khoản chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Vai trò kiểm soát chi của

KBNN giúp cho quản lý NSNN ngày càng đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xãhội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 93)