2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở một sốđịa phương nước ta
2.2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dântộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó xác định Giáo dục và đào tào là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trong của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam.
chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT. Trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2013).
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính và huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội;
nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập, hoàn thiện chính sách học phí (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2013).
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông: Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định; khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập và đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị
Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp: Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học đào tạo trọng điểm; thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo; minh bạch các hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công, bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư
Khuyến khích cá nhân và các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình cơ sở giáo dục; có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục; thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng
bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2013).
2.2.1.2. Tình hình quản lý chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở
một sốđịa phương
a. Kinh nghiệm của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, huyện ThanhTrì đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác chi và quản lý cơ chế chi ngân sách cho giáo dục trên địa bàn huyện.
Mặc dù khả năng ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế song nhận thức được tầm quan trọng của nền giáo dục, ngân sách huyện đã cố gắng hết mình để đầu tư cho công tác này. Số chi ngân sách cho ngành giáo dục tăng đáng kể qua hàng năm. Sự nghiệp giáo dục của huyện cũng có nhiều thay đổi, trường lớp khang trang hơn, đời sống cán bộ giáo viên được nâng cao, chất lượng công tác dậy và họcđược nâng lên rõ rệt.
Trong cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục của huyện cũng phân chia cho các nhóm theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào vai trò của mỗi nhóm. Nhóm chi cho con người được ưu tiên hàng đầu, chi mua sắm sửa chữa và sau đó đến nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính.
Chi cho con người với số kinh phí đáng kể chứng tỏ đời sống của cán bộ giáo viên được cải thiện, tạo điều kiện để họ gắn bó hơn, tâm huyết hơn với nghề của mình.
Chi cho mua sắm sửa chữa cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ nhì của cơ cấu chi ngân sách huyện cho giáo dục. Khoản chi này dùng để sửa chữa mới và sửa chữa lớp học và các công trình cơ sở hạ tầng khác, mua sắm trang thiết bị giáo dục. Nhờ được mua sắm sửa chữa thường xuyên mà hệ thống lớp học các nhà trường củahuyện Thanh trì ngày một khang trang và đẹp đẽ hơn.
Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Thanh Trì đúng theo Luật Ngân sách nhà nước. Trong quá trình lập dự toán, phòng Tài chính huyện đã có sự hướng dẫn cụ thể các đơn vị dự toán và các đơn vị ngân sách cấp dưới để tạo điều kiện cho công tác lập dự toán được nhanh chóng và chính xác. Chính vì vậy công tác lập dự toán của huyện luôn đạt kết quả đúng thời gian qui định.
Lập dự toán qua nhiều khâu, bộ phận kiểm tra và sự quản lý của các đơn đơn vị có liên quan, đặc biệt là sự quản lý của phòng Tài chính huyện đã tăng tính chính xác và trung thực của dự toán.
Về công tác chấp hành dự toán thì Kho bạc Nhà nước huyện đã phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính huyện cấp phát cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách
theo hình thức cấp phát dự toán kịp thời và đầy đủ. Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Kho bạc nhà nước đã giảm tình trạng chi sai, chi không đúng mục đích, chế độ.
Các đơn vị thụ hưởng ngân sách như các trường mầm non, trường tiểu học, Trung học cơ sở của huyện Thanh Trì đã thực hiện theo đúng định mức phân bổ, chi lương đảm bảo đúng chế độ, công khai minh bạch và thực hiện các nhiệm vụ chi theo đúng dự toán đã được lập từ đầu năm. Trong năm có những nghiệp vụ phát sinh kế toán đơn vị lập tờ trình báo cáo phòng Tài chính huyện, cán bộ phụ trách của phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ tổng hợp và trình lãnh đạo phòng Tài chính huyện, lãnh đạo UBND huyện về số kinh phí đề nghị của các trường. Đối với các nhiệm vụ chi lớn, được sự thông qua của lãnh đạo thường vụ huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thì UBND huyện ra quyết định cấp kinh phí bổ sung cho các trường.
Sau đó các trường lập dự toán và thực hiện việc rút dự toán chi tiêu cho nhiệm vụ chi của đơn vị mình theo đúng qui trình.
Hàng tháng, hàng quý kế toán đơn vị lập đối chiếu dự toán với kho bạc nhà nước huyện để đảm bảo về tiến độ chi ngân sách.
Các đơn vị dự toán của huyện Thanh Trì ngày càng thực hiện tốt chế độ chứng từ, sổ sách tạo điều kiện cho công tác quản lý của phòng Tài chính huyện Thanh Trì được đảm bảo.
Qui trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo tài chính của huyện được tuân thủ một cách chặt chẽ. Quy trình được thực hiện từ đơn vị dự toán thấp nhất đảm bảo được tính tập trung, dân chủ trong quá trình quản lý ngân sách.
Nội dung báo cáo quyết toán đúng theo mục lục ngân sách, phản ánh đầy đủ các nội dung phát sinh trong năm. Đây là căn cứ để đánh giá một cách khách quan công tác chấp hành dự toán, tông kết và rút ra những kinh nghiệm tốt cho công tác quản lý ngân sách năm sau của huyện (Dương Thị Hoàn, 2014).
b. Kinh nghiệm của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND tỉnh giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu. UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu, số trường có giáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ. Đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số để đảm bảo cho các trường ít học sinh trong khi các nội dung công việc chuyên môn vẫn phải thực hiện như các trường nhiều học sinh để trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tổng số kinh phí còn lại sau khi đã phân bổ kinh phí chi lương và các khoản như lương, cụ thể:
- Trường có dưới 200 học sinh: hệ số 1,7.
- Trường có từ 200 học sinh đến 300 học sinh; hệ số 1,5.
- Trường có từ trên 300 học sinh đến 400 học sinh: hệ số 1,2.
- Trường có từ trên 400 học sinh; hệ số 1,0.
Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ.
Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:
- Định mức phân bổ căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân là khá phổ biến, từ đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.
- Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ.
- Hệ thống phân bổ hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phân bổ nguồn tài chính mà chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công "là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế" (Dương Thị Hoàn, 2014).