THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59)

4.1.1. Phát triển cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba

Sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba đã có những bước tiến đáng kể, thu được những thành công về mở rộng quy mô nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng lên, chất lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực. Tuy là một huyện miền núi dân cư cư trú phân tán đã ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo của huyện gây ra khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và huy động học sinh đến trường. Nhưng hệ thống giáo dục của huyện Thanh Ba tương đối hoàn chỉnh có từ ngành học mầm non đến bậc học phổ thông.

Hiện nay, ngành học mầm non có mạng lưới trường lớp phù hợp giữa các vùng có 27 trường mầm non, với tổng số lớp trong trường là 221 lớp với 3.997 cháu tính đến năm 2017.

Toàn huyện có 27 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 02 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Cấp tiểu học có 302 lớp với 6.107 học sinh, cấp trung học cơ sở có 226 lớp với 4.980 học sinh.

Bên cạnh việc tăng cường phát triển quy mô giáo dục thì việc đảm bảo chất lượng giáo dục được coi trọng hàng đầu. Tính đến năm 2016 tổng biên chế toàn ngành là 1.460 người, Khối các trường học là 1.441 người (trong đó: mầm non 418 người, tiểu học 450 người, THCS là 430 người, THPT là 131 người; TTGDTX 12 người). Phòng giáo dục 19 người, đa số giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Hiện nay, phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba chỉ quản lý các đơn vị giáo dục là các trường thuộc cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường liên cấp (gồm cả tiểu học và trung học cơ sở). Các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên không thuộc quản lý của sở giáo dục Phú Thọmà không chịu sự quản lý của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba. Tình hình phát triển giáo dục huyện Thanh Ba được thể hiện qua bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Hiện trạng phát triển giáo dục huyện Thanh Ba, giai đoạn 2015-2017 Hạng mục ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1. Số trường học Trường 77 79 79 102,60 100,00 101,29 - Mầm Non Trường 26 27 27 103,85 100,00 101,90 - Tiểu học Trường 27 27 27 100,00 100,00 100,00 - THCS Trường 21 22 22 104,76 100,00 102,35 - THPT Trường 2 2 2 100,00 100,00 100,00 -TTGDTX Trường 1 1 1 100,00 100,00 100,00 2. Số lớp học Lớp 793 802 813 101,13 101,37 101,25 - Mầm non Lớp 216 218 221 100,93 101,38 101,15 - Tiểu học Lớp 297 299 302 100,67 101,00 100,84 - THCS Lớp 220 223 226 101,36 101,35 101,35 - THPT Lớp 54 55 56 101,85 101,82 101,84 - TTGDTX Lớp 6 7 8 116,67 114,29 115,47

3. Số giáo viên Người 1.420 1.430 1.441 100,70 100,77 100,74 - Mầm non Người 412 415 418 100,73 100,72 100,73 - Tiểu học Người 445 447 450 100,45 100,67 100,56 - THCS Người 426 429 430 100,70 100,23 100,47 - THPT Người 125 127 131 101,60 103,15 102,37 - TTGDTX Người 12 12 12 100,00 100,00 100,00 4. Số học sinh Học sinh 17.313 17.652 17.981 101,96 101,86 101,91 - Mầm non Học sinh 3.888 3.942 3.997 101,39 101,40 101,39 - Tiểu học Học sinh 5.940 6.035 6.107 101,60 101,19 101,40 - THCS Học sinh 4.880 4.920 4.980 100,82 101,22 101,02 - THPT Học sinh 2.360 2.480 2.597 105,08 104,72 104,90 - TTGDTX Học sinh 245 275 300 112,24 109,09 110,66

Nguồn: Phòng giáo dục& ĐThuyện Thanh Ba (2017)

4.1.2. Chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba Thanh Ba

Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Ba có 76 đơn vị trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba quản lý, thực hiện tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập”; Nay là Nghị định số 16/2015/ N Đ-CP ngày 14/02 năm 2015 của Chính Phủ,quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị thực hiện chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba gồm cấp học Mầm Non (27 trường), cấp tiểu học (27 trường), cấp THCS 22 trường); Phòng giáo dục và đào tạo.

Nguồnthu chi cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí từ học sinh.

Nguồn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục là nguồn chi thường xuyên, chi không thường xuyên và nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Nguồn chi thường xuyên là các khoản chi cho con người bao gồm các khoản chi như tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế, phúc lợi tập thể…; các khoản chi thanh toán nghiệp vụ chuyên môn gồm các khoản chi thực hiện các hoạt động chuyên môn vàmua sắm trang thiết bị, vật tư đồ dùng sách tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập; các khoản chi mua sắm sửa chữa nhỏ dùng để phục vụ công tác mua sắm sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình nhỏ tại các đơn vị dự toán.

Ngoài ra còn có các khoản chi khác bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn. Nguồn chi không thường xuyên là các khoản chi hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa cho học sinh các cấp học theo nghị định 49/2010/NĐ - CP ngày

14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2012 đến năm học 2014 - 2016; và theo thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày

14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi tắt là Thông tư 29), theo nghị định 74/2013/NĐ-CP

ngày 15/7/2013 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2012 đến năm học 2014- 2016; Nay là Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy

định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021. Hỗ trợ tiền cho học sinh bán trú dân nuôi theo quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân

tộc bán trú. Chi chế độ thể dục ngoài trời, trang phục thể dục cho giáo viên thể dục theoquyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng chính phủ “quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thểthao”; trợ cấp tiền thăm qua học tập cho cán bộ giáo viên tại các vùng đặc biệt khó khăn theo nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006;

Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp lần đầu theo nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đơi với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ công tác

chuyên môn, Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện xây dựng, sửa chữa các công trình phòng học, nhà chức năng, nhà ở cho giáo viên, sân trường, cầu cống….

Những năm qua được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày một nâng cao bằng nguồn kinh phí xây dựng cơ bản mà các phòng học, phòng chức năng được xây mới mới theo hướng kiên cố hóa, các nhà công vụ cho giáo viên, sửa chữa nâng cấp các phòng học xuống cấp. Đặc biệt ưu tiên cho các trường thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn được mở rộng quy mô trường lớp và kiên cố hóa các phòng học cho học sinh cũng như nhà làm việc, nhà công vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Điều này tạo điều kiện thu hút giáo viên đến giảng dạy và yên tâm công tác đồng thời giúp các em học sinh có cơ hội học tập tốt hơn.

Ngoài việc xây dựng trường lớp thì việc đầu tư trang thiết bị dạy học và các chế độ chính sách cho học sinh và giáo viên cũng được quan tâm đầu tư từ nguồn kinh phí không tự chủ như chế độ trợ cấp lần đầu cho giáo viên chuyển đến trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ chế độ học tập, ăn trưa cho học sinh.

Tổng kinh phí ngân sách nhà nước (ngân sách huyện) đầu tư cho sự nghiệp giáo dục có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên nguồn ngân sách chi thường xuyên vẫn đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, hỗ trợ kinh phí cho các trường học nằm trên địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Ta có thể thấy được thực trạng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn

huyện Thanh Ba được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cơ cấu chi NSNN cho các cấp học trong hệ thống giáo dục huyện Thanh Ba từ nguồn ngân sách huyện Thanh Ba

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Mầm Non 38.940 17,62 35.910 20,23 36.940 21,75 - Chi TX 33.333 15,08 33.015 18,60 33.476 19,71 - Chi không TX 5.607 2,54 2.895 1,63 3.464 2,04 2. Tiểu học 59.839 27,07 60.388 34,02 58.842 34,64 - Chi TX 55.787 25,24 56.578 31,88 56.610 33,32 - Chi không TX 4.052 1,83 3.810 2,15 2.232 1,31 3. THCS 44.013 19,91 47.569 26,80 46.995 27,66 - Chi TX 38.852 17,58 41.509 23,39 41.219 24,26 - Chi không TX 5.161 2,33 6.060 3,41 5.776 3,40 4. Phòng GD &ĐT 78.260 35,40 33.618 18,94 27.099 15,95 - Chi TX 2.544 1,15 2.692 1,52 2.796 1,65 - Chi không TX 10.881 4,92 9.021 5,08 6.853 4,03 - Chi ĐTXDCB 64.835 29,33 21.905 12,34 17.450 10,27 5. Tổng chi 221.052 100,00 177.485 100,00 169.876 100,00 - Tổng chi TX 130.516 59,04 133.794 75,38 134.101 78,94 - Tổng chi KTX 25.701 11,63 21.786 12,27 18.325 10,79 - Tổng chi ĐTXDCB 64.835 29,33 21.905 12,34 17.450 10,27

Số liệu bảng 4.2 cho thấy tổng kinh phí chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục có giảm dần từ 221,052 tỷ đồng năm 2015 giảm xuống còn 169,876 tỷ đồng vào năm 2017. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản giảm từ 64,8 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 17,4 tỷ đồng vào năm 2017; Nguồn kinh phí chi không thường xuyên cũng giản nhẹ năm 2015 là 25,7 tỷ đồng đến năm 2017 giảm xuống còn 18,3 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn chi thường xuyên ngân sách Nhà nước vẫn duy trì ổn định tăng cụ thể năm 2015 là 130,5 tỷ đồng đến năm 2017 là 134,1 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn chi ngân sách nhà nước cho cấp tiểu học chiếm tỷ trọng lớn năm 2015 là 59,84 tỷ đồng chiếm 27,07% và năm 2017 là 58,84 tỷ đồng chiếm 34,64%. Nguồn kinh phí chi thường xuyên cũng chiếm giá trị lớn nhất trong các cấp học là 55,787 tỷ đồng vào năm 2015 và tăng lên 56,61 tỷ đồng vào năm 2017. Nhìn chung nguồn kinh phí chi thường xuyên chi cho các cấp học tương đối ổn định qua các năm không có biến động nhiều.

Nguồn kinh phí chi phòng giáo dục và đào tạo năm 2015 là 78,26 tỷ chiếm

35,4% và có xu hướng giảm dần đến năm 2017 còn 27,099 tỷ đồng chiếm 15,95%. Nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện thanh toán các khoản chi lương, phụ cấp, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi phí hành chính và chi mua sắm sửa chữa nhỏ đối với các đơn vị cấp trường.

Nguồn kinh phí chi không thường xuyên thực hiện chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho học sinh, giáo viên và chi mua sắm sửa chữa tài sản, trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ chuyên môn.

Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được cấp cho phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba vì là đơn vị chủ quản duy nhất thực hiện công việc xây dựng sửa chữa các công trình trường học cho các đơn vị dự toán thuộc sự quản lý của phòng.

Sự nghiệp giáo dục rất được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước nguồn ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục không chỉ có chi thường xuyên chi cho thanh toán cá nhân và các hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn cả nguồn kinh phí chi không thường xuyên và nguồn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được quan tâm đầu tư để phát triển quy mô chất lượng trường lớp góp phần thúc đẩy giáo dục của huyện ngày càng phát triển đặc biệt là có sự quan tâm rất lớn đối với các trường thuộc các xã đặc biệt khó khăn và các trường thuộc các xã đảo. Các chế độ chính sách của cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh của ngành giáo dục cũng được quan tâm tạo điều kiện giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm bám trường, đứng lớp, yêu nghề, yêu học sinh tâm huyết truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu và khuyến khích học sinh đến trường đến lớp góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục để tạo nguồn lực tri thức cho đất nước. Mặc dù vậy kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cũng chưa thực sự đáp ứng đủ các khoản chi cho

con người và chi nghiệp vụ chuyên môn.

Để sự nghiệp giáo dục huyện phát triển hơn nữa thì không chỉ có sự quan tâm đầu tư của ngân sách nhà nước mà còn cả sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội. Với định hướng nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước, thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; và

theo thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59)