Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của cơ quan tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

Do số lượng cán bộ theo dõi và quản lý tài chính của phòng giáo dục quá ít chỉ có 02 người một kế toán và 01 thủ quỹ. Thủ quỹ chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ là quản lý quỹ vậy nên 01 kế toán vừa thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 1 vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán thu chi ngân sách của phòng là quá sức, không có thời gian đi cơ sở để tìm hiểu giám sát tình hình tài chính của các đơn vị cấp dưới

Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba là một trong những đơn đơn vị lần đầu tiên thực hiện là đơn vị dự toán cấp 1 theo hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý ngân sách theo ngành đối với giáo dục. Vì vậy, phòng GD&ĐT cũng còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong việc thực hiện hướng dẫn

xây dựng dự toán, lập dự toán, phân bổ và giao dự toán đặc biệt là quản lý chi

và thanh kiểm tra.

Qua hỏi ý kiến đánh giá năm 2017 (bảng 4.18) cho thấy chỉ trên cơ sở

phân công trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan rõ ràng, sẽ tạo điều kiện

cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, không đùn đẩy trách nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng

sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của bộ máy quản lý đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Tổ chức bộ máy 110 100,00

- Rất hợp lý 30 27,27

- Hợp lý 32 29,09

- Chưa hợp lý 48 43,64

2. Phân công nhiệm vụ 110 100,00

- Rất hợp lý 32 29,09

- Hợp lý 50 45,45

- Chưa hợp lý 28 25,45

3. Quy mô đơn vịquản lý 110 100,00

- Rất hợp lý 34 30,91

- Hợp lý 50 45,45

- Chưa hợp lý 26 23,64

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Số liệu bảng 4.18 cho thấy có 43,64% ý kiến đánh giá tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục chưa hợp lý; Có 25,45% ý kiến đánh giá phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục chưa hợp lý và có 23,64% ý kiến đánh giá quy mô đơn vị quản lý chưa phù hợp.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)