Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 90)

trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

4.1.3.1. Thực trạng lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách cho sự nghiệp

giáo dục

Xây dựng dự toán được lập vào thời điểm tháng 7 hàng năm dựa vào các chỉ thị của thủ tướng chính phủ, các thông tư của bộ tài chính hướng dẫn xây

dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm. UBND tỉnh Phú Thọ căn cứ vào đó ra chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm tại địa phương. Sở tài chính Phú Thọ, phòng

giáo dục và đào tạo hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm trước và xây dựng dự toán ngân sách của năm đến từng đơn vị trường học.

Các đơn vị sử dụng dự toán NSNN dựa vào kết quả thực hiện dự toán toán của năm trước, đánh giá tình hình thực hiện dự toán của 6 tháng đầu năm và ước thực hiện sử dụng dự toán của năm hiện tại làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách của năm tiếp theo. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba căn cứ vào số liệu các đơn vị dự toán cấp trường để tổng hợp gửi phòng tài chính kế hoạch huyện kiểm tra xây dựng dự toán báo cáo UBND huyện, thường trực HĐND huyện và báo cáo về UBND tỉnh để trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp huyện, UBND cấp huyện chỉ đạo giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm cho một đầu mối là Phòng Giáo dục - Đào tạo, trong đó bao gồm dự toán chi của các cơ quan, đơn vị hiện đang do Phòng giáo dục - đào tạo quản lý trực tiếp về con người gồm: các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở công lập.

Căn cứ tổng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm được UBND cấp huyện giao, phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện có trách nhiệm phân bổ, giáo dự toán cho các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc (gồm các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở công lập) theo quy trình thủ tục và thời gian quy định tại thông tư số 59/2003/TT-BTC

ngày 23/06/2003; nay là thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 và thông tư số 163/2016/N Đ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành của Bộ tài chính về tổ chức thực hiện ngân sách hàng năm.

+ Trước khi Quyết định giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, trong phạm vi 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được dự toán UBND cấp huyện giao) Phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện lập Phương án phân bổ dự toán chi tiết tới các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc, gửi Cơ quan Tài chính cấp huyện (theo mẫu quy định) để thẩm tra;

+ Trong phạm vi 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phương án phân bổ dự toán ngân sách của Phòng Giáo dục - Đào tạo gửi, Cơ quan tài chính cấp huyện có trách nhiệm thẩm định và thông báo (bằng văn bản) kết quả thẩm tra tới Phòng Giáo dục - Đào tạo; nếu quá thời hạn này mà Cơ quan tài chính chưa có ý kiến coi như đồng ý với phương án phân bổ đơn vị đã gửi;

+ Trường hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch nhất trí với phương án phân bổ, thì Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện phân bổ và giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng gửi Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước cấp huyện nơi đơnvị sử dụng ngân sách giao dịch;

+ Trường hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra và có đề nghị điều chỉnh thì trong phạm vi 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thẩm tra, Phòng Giáo dục Đào tạo tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại Cơ quan tài chính để

thống nhất; trường hợp không thống nhất nội dung đề nghị điều chỉnh của Cơ quan

tài chính cấp huyện thì báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định;

+ Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của Phòng Giáo dục - Đào tạo cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành, Cơ quan Tài chính cấp huyện có trách nhiệm nhập dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao vào Hệ thống TABMIS để các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách thực hiện chi tiêu theo qui định.

- Thời hạn Phòng Giáo dục - Đào tạo phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III) trực thuộc: Chậm nhất là trước ngày 31/12 năm trước liền kề năm kế hoạch; trường hợp đến ngày 31/12 năm trước liền kề năm kế hoạchvì khó khăn vướng mắc mà Phòng Giáo dục - Đào tạo chưa phân bổ xong dự toán được giao thì báo cáo Cơ quan Tài chính cấp huyện để xem xét cho kéo dài thời gian phân bổ dự toán nhưng chậm nhất đến ngày 31/1 năm kế hoạch; quá thời hạn này, Cơ quan tài chính cấp huyện báo cáo UBND cùng cấp điều chỉnh giảm dự toán chi của ngành để điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác hoặc bổ sung dựphòng ngân sách cấp huyện.

Quá trình thực hiện phân bổ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba từ năm 2015 đến năm 2017 được minh họa qua số liệu so sánh giữa thực hiện và dự toán như sau:

Dựa vào quyết định số 3868/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ“về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ (%) điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2013 và thời kỳ ổn định ngân

sách 2013-2017” tỷ lệ chi tổng quỹ tiền lương và các khoản có tính chất như lương (BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ tối đa bằng 80% và chi khác tối thiểu bằng 20%. Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba phân bổ dự toán mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng.

Từ bảng 4.5, 4.6 cho thấy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba như sau:

Bảng 4.5. Tình hình thực hiện giao dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) I. Mầm non 31.892 38.940 122,1 31.172 35.910 115,2 35.417 36.940 104,3 1. Chi TX 28.563 33.333 116,7 28.560 33.015 115,6 32.313 33.476 103,6 2. CKTX 3.341 5.607 167,8 2.620 2.895 110,5 3.082 3.464 112,4 II. Tiểu học 52.490 59.839 114 58.973 60.388 102,4 56.852 58.842 103,5 1. Chi TX 49.588 55.787 112,5 54.298 56.578 104,2 55.068 56.610 102,8 2. CKTX 2.921 4.052 138,7 5.678 3.810 67,1 1.788 2.232 124,8 III. THCS 34.145 44.013 128,9 43.522 47.569 109,3 41.699 46.995 112,7 1. Chi TX 31.332 38.852 124 40.339 41.509 102,9 39.406 41.219 104,6 2. CKTX 2.913 5.161 177,2 3.716 6.060 163,1 2.320 5.776 249 IV. PGD&ĐT 81.351 78.260 96,2 35.055 33.618 95,9 27.540 27.099 98,4 1. Chi TX 2.375 2.544 107,1 2.665 2.692 101 1.880 2.796 148,7 2. CKTX 15.134 10.881 71,9 10.600 9.021 85,1 8.197 6.853 83,6 3. CXDCB 64.835 64.835 100 21.905 21.905 100 17.450 17.450 100 Cộng tổng 199.505 221.052 110,8 168.552 177.485 105,3 161.479 169.876 105,2

Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình thực hiện giao dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Ba

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) Chi TX 111.839 130.516 116,7 125.865 133.794 106,3 128.696 134.101 104,2 Chi không TX 19.604 25.701 131,1 20.689 21.786 105,3 15.386 18.325 119,1 Chi XDCB 64.835 64.835 100 21.905 21.905 100 17.450 17.450 100 Tổng 199.505 221.052 110,8 168.552 177.485 105,3 161.479 169.876 105,2

Dự toán chi NSNN được giao làm hai phần gồm: kinh phí chi thường xuyên và phần kinh phí chi không thường xuyên. Đối với phòng giáo dục được chi làm 3 phần là kinh phí chi thường xuyên, kinh phí chi không thường xuyên

và kinh phí XDCB.

Chi thường xuyên tăng dần qua các năm nhưng mức tăng không cao từ 111.839 triệu đồng năm 2015 lên 128.696 triệu đồng năm 2017. Do năm 2017 có số lượng cán bộ giáo viên nhân viên tăng lương định kỳ và được cấp kinh phí hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Chi không thường xuyên có xu hướng giảm dần từ 19.604 triệu đồng năm 2015 xuống còn 15.386 triệu đồng năm 2017. Do năm 2015 học sinh trên toàn huyện đều được hưởng nhiều chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước như chế độ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa nhưng đến năm 2017 các chế độ ưu đãi học phí, chi phí học tập chỉ dành cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Chi xây dựng cơ bản giảm mạnh năm 2015 từ 64.835 triệu đồng xuống còn 17.450 triệu đồng trong năm 2017. Do năm 2015 còn nhiều trường lớp phải học nhờ học tạm nên cần được quan tâm đầu tư, đến năm 2017 hầu hết trường lớp phòng học đã được đầu tư xây dựng mới khang trang nên kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản giảm xuống.

Nhìn chung, giai đoạn đầu của công tác lập và phân bổ dự toán thực hiện theo quản lý ngành với quản lý lãnh thổ địa bàn của huyện Thanh Ba cũng được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN. Dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được phân bổ và giao cho từng trường được phân bổ chi tiết đến từng chương, loại, khoản theo mục lục NSNN, đảm bảo đám ứng đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên,

nhân viên trong ngành giáo dục và nguồn cải cách tiền lương. Đặc biệt năm 2015 có chú trọng đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo mở rộng quy mô trường lớp.

Tuy nhiên, phòng giáo dụcvà Đào tạo huyện Thanh Ba là đơn vị mới thực hiện lập và phân bổ dựtoán theo quản lý ngành với quản lý lãnh thổ địa bàn nên cũng còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong điều hành lập, duyệt, phân bổ ngân sách.

ĐVT: triệu đồng 0 2,0 00 4,0 00 6,0 00 8,0 00 10 ,000 12 ,000 14 ,000 16 ,000 18 ,000

N ăm 20 15 N ăm 20 16 N ăm 20 17

16,456 12,175 10,027 4,518 3,229 2,866 Tăng Giả m

Đồ thị 4.1. Điều chỉnh tăng giảm dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Phòng giáo dục & ĐT huyện Thanh Ba (2017)

Vì vậy, dự toán giao đầu năm so với dự toán thực hiện trong năm vẫn chưa thực sự bám sát tình hình thực tế và chưa lường trước được những phát sinh trong năm, dẫn đến tình trạng dự toán đầu năm và dự toán thực hiện trong năm bị thừa, thiếu nên phải điều chỉnh dự toán trong năm.

Tình hình dự toán chưa bám sát thực tế và lường trước được những phát sinh trong năm được thể hiện qua biểu đồ 01 biểu đồ thể hiện tình hình điều chỉnh tăng giảm dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2015-2017.

Năm 2015 có mức điều chỉnh cao nhất trong các năm với mức điều chỉnh tăng là 16.456 triệu đồng và điều chỉnh giảm là 4.518 triệu đồng. Đến năm 2016 điều chỉnh tăng là 12.175 triệu đồng, điều chỉnh giảm 3.229 triệu đồng và năm 2017 điều chỉnh tăng là 10.027 triệu đồng điều chỉnh giảm còn 2.866 triệu đồng.

Trong năm 2015 Phòng tài chính kế hoạch huyện Thanh Ba là đơn vị dự toán cấp I cấp dự toán ngân sách trực tiếp cho các đơn vị trường học mà

không thông qua phòng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, phòng tài chính kế hoạch không nắm bắt được hết tình hình đặc điểm trường lớp và các nghiệp vụ chuyên môn phát sinh thuộc đặc thù của ngành giáo dục tại các trường. Đồng thời năm 2015 là năm có nhiều biến động nhất bởi vì năm 2015 có điều chỉnh tăng lương. Điều chỉnh tăng, giảm do biến động điều chuyển cán bộ giáo viên

nhân viên vào đầu năm học (tháng 9 hàng năm), bổ sung kinh phí tuyển dụng biên chế.

Từ năm 2015 đến năm 2016 Phòng Tài chính kế hoạch cấp NSNN về cho phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba từ đó phòng giáo dục phân bổ đến các đơn vị trường học. Do phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ quản nên nắm bắt được đặc điểm tình hình trường lớp và cán bộ giáo viên của các trường cũng như những nhiệm vụ chuyên môn nên chênh lệch điều chỉnh tăng giảm không quá lớn. Phát sinh điều chỉnh tăng giảm chủ yếu là luân chuyển cán bộ giáo viên nhân viên và bổ sung kinh phí hỗ trợ mua sắm tài sản.

Mặt khác các đơn vị dự toán cấp trường chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng dự toán một cách nghiêm túc mà vẫn mang tính hình thức làm cho có lệ. Đến khi thực hiện dự toán rồi xin điều chỉnh bổ sung, hoặc đến cuối năm hủy dự toán

Thuyết minh dự toán còn sơ sài và chung chung mang tính hình thức chưa phân tích đánh giá đúng nội dung chi ngân sách tại đơn vị.

Qua bảng hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSNN và kế toán các đơn vị cấp trường về công tác xây dựng, lập, duyệt phân bổ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:

Bảng4.7. Đánh giá của cán bộ QLNS và kế toán về công tác xây dựng, lập,

duyệt phân bổ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

Nội dung Đánh giá Không Số ý kiên Tỷ lệ (%) Số ý kiên Tỷ lệ (%)

1. Thời gian lập dự toán có bị giới hạn không? 6 30,00 14 70,00

2. Lập dự toán có lường trước được những

nhiệm vụ phát sinh trong năm? 4 20,00 16 80,00

3. Lập dự toán có căn cứ vào năm liền kề

và nhiệm vụ năm kế hoạch? 11 55,00 9 45,00

4. Định mức phân bổ dự toán có phù hợp chưa? 2 10,00 18 90,00

5. Thời gian giao dự toán đã kịp thời chưa? 3 15,00 17 85,00

Từ bảng 4.7 trên cho thấy mặc dù không bị giới hạn về thời gian lập dự toán nhưng có đến 80% lập dự toán không lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm, 45% lập dự toán chưa chưa căn cứ vào năm liền về và nhiệm vụ năm kế hoạch, định mức phân bổ chưa phù hợp chiếm 90%. Thời gian giao dự toán chưa kịp thời chiếm 85%. Khó khăn trên cũng do huyện Thanh Ba là một huyện miền núi nên điều kiện tự nhiên có chút kháckhó lường trước được. Công tác điều động luân chuyển cán bộ thường xuyên nhưng lại được luân chuyển vào tháng 9 hàng năm trong khi đó dự toán được xây dựng từ tháng 7 hàng năm. Mặt khác dù có văn bản hướng dẫn rất rõ ràng về công tác lập dự toán căn cứ vào năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch nhưng do năng lực của đội ngũ kế toán có phần hạn chế mà công tác lập dự toán còn chưa thực bám sát.

Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba cũng là đơn vị mới thực hiện mô hình quản lý ngân sách theo ngành nên cũng còn gặp khó khăn và bỡ ngỡ trong công việc đồng thời nhân sự kế toán của phòng giáo dục còn quá mỏng chỉ có một kế toán phụ trách nội dung công việc quá nhiều, kế toán của phòng và chịu trách nhiệm tổng hợp phân bổ dự toán cho các trường, tổng hợp báo cáo gửi cấp trên

nên khó tránh khỏi những sai sót và chậm trễ.

Như vậy có thể thấy kết quả thực hiện công tác lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT huyện Thanh Ba còn một số tồn tại sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 90)