Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách của các trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 109)

tra, kiểm tra tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý chi NSNN. Tăng cường công tác thanh kiểm tra chi ngân sách góp phần ngăn ngừa sai phạm thất thoát lẵng phí trong chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN. Nâng cao kỷ luật tài chính, bảo đảm sử dụng NSNN đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hiệu quả và tiếtkiệm.

Thông qua các biện pháp quản lý chi NSNN qua kho bạc nhà nước cần hoàn thiện xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra,

kiểm soát theo dự toán được duyệt đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn trong dự toán. Đảm bảo các khoản chi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ và đã được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN duyệt chi.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật kế toán, chế độ hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ và công khai kết luận thanh tra, kiểm toán.

Khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra theo hướng tập trung trọng điểm vào cùng một nội dung, cùng một đơn vị kiểm tra dung kiểm tra trong một năm tiến hành kiểm tra một lần.

Tăng cường sự giám sát của ban thanh tra nhân dân tại các nhà trường và sự giám sát của cán bộ giáo viên nhân viên và nhân dân nhằm minh bạch các nội dung thu chi trong đơn vị thúc dẩy tiết kiệm chi, chống lẵng phí, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán sử dụng NSNN. Thực hiện đổi mới phương thức công khai tài chính, cải cách thủ tục tạo điều kiện cho mọi người nắm bắt thông tin cơ bản về nguồn tài chính và kết quả của việc sử dụng nguồn tài chính nhanh, chính xác.

Phòng TC-KH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại các trường sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hiện hành mà phải góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý.

Việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức khác nhau như:

-Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi cho GD-ĐT. Tăng cường công tác kiểm soát chi qua

Kho bạc Nhà nước huyện. Hình thức này do chính các cán bộ có trách nhiệm kiểm soát trước khi xuất quỹ của kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba thực hiện.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các trường. Hình thức này do Phòng TC-KH huyện

phối hợp với Kho bạc nhà nước huyện thực hiện.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại các trường bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do cơ quan chuyên trách của của Nhà nước thực hiện mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính ở các cơ sở giáo dục huyện. Để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT ở các đơn

vị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục (Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT huyện) và cơ quan quản lý tài chính (Sở Tài chính, UBND huyện, Phòng TC-KH huyện) và cơ quan thanh tra cấp huyện trong trong việc thanh tra, kiểm tra các khoản chi NSNN ở các trường.

Thực hiện được đồng bộ các biện pháp kể trên thì quản lý chi NSNN cho

sự nghiệp GD-ĐT huyện Thanh Ba trong quá trình chấp hành dự toán mới đạt hiệu quả một cách cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 109)