Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm của ngành giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)

Công tác luân chuyển cán bộ, giáo viên nhân viên trong ngành giáo dục diễn ra hàng năm vào đầu năm học mới bắt đầu từ tháng 9 hàng năm nhằm bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên, tạo sự công bằng cho cán bộ giáo viên nhân viên công tác tại các địa bàn khó khăn. Tuy nhiên việc luân chuyển hàng năm lại gây ra sự thiếu công bằng, minh bạch ảnh hưởng không tốt đến quản lý nguồn chi NSNN. Theo đánh giá của cán bộ giáo viên

nhân viên trong ngành giáo dục thì công tác luân chuyển hàng năm chưa hợp lý. Trước hết, thời gian luân chuyển làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng và lập dự toán hàng năm do kế hoạch xây dựng và lập dự toán được bắt đầu từ tháng 7 hàng năm. Sau đó là công tác điều chỉnh tăng giảm dự toán vào cuối năm do sự điều chỉnh chuyển đi, chuyển đến giữa các trường. Các đơn vị khó theo dõi chênh lệch các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội gây nên tình trạng thừa thiếu khó xử lý.

Nguồn chi thanh toán cá nhân cho các đơn vị thuộc các xã khó khăn cao hơn so với khu vực trung tâm nên hàng năm, huyện có điều động, luân chuyển cán bộ giáo viên, nhân viên ra từ trường này đến trường khác, thì lại thấy có một cuộc “chạy đua” xin điều chuyển. Theo quy luật thì những người công tác tại vùng khó khăn, sẽ xin về trường thuộc vùng không khó khăn. Nhưng, thực tế cán bộ giáo viên, nhân viên thuộc các trường không thuộc vùng khó khăn lại xin được đến các trường thuộc vùng khó khăn. Lý do là tại các trường thuộc thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cách vùng trung tâm không xa nhưng lương cao hơn các trường thuộc vùng trung tâm. Chính vì vậy nên việc điều động luân chuyển đã trở nên thiếu minh bạch, công bằng, có những giáo viên đi hết trường thuộc vùng khó hết thời gian lại xin được đến trường thuộc xã vùngkhó. Thậm chí theo phản ánh một số giáo viên chấp nhận mất tiền trợ cấp ban đầu để xin được làm tại các trường thuộc xã khó khăn. Dẫn đến tình trạng tại các trường thuộc vùng khó khăn có ít học sinh, thừa giáo viên. Có thể thấy rằng, công tác điều động luân chuyển như vậy thiếu sự công bằng minh bạch, không làm tăng hiệu quả của công tác luân

chuyển, không phòng chống được tệ tham ô, hối lộ mà còn gây lãng phí, thất thoát ngân sách của nhà nước.

Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc điều động luân chuyển hàng năm

Đánh giá Số lượng

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1. Công tác luân chuyển cán bộ có khó khăn trong lập dự toán? 110 100,00

- Có 75 68,18

- Không 35 31,82

2. Thời gian luân chuyển cán bộ giáo viên có hợp lý? 110 100,00

- Có 40 36,36

- Không 70 63,64

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Khi được hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về việc điều động luân chuyển đến các trường vùng khó có 68,18% ý kiến trả lời công tác luân chuyển cán bộ có khăn khăn trong lập dự toán và có 63,64% ý kiến cho rằng thời gian luân chuyển cán bộ giáo viên chưa hợp lý. Nên công tác lập dự toán không lường trước được những thay đổi trong năm nên lập dự toán không sát với tình hình thực tế, công tác quản lý chi NSNN của kế toán các đơn vị không lường trước được dẫn đến chi vượt lương nên phải nộp lại ngân sách chi khác để đảm bảo chi lương. Do có điều động luân chuyển giữa các trường nên phải điều chỉnh tăng giảm dự toán giữa các trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)