Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 35)

cho sự nghiệp giáo dục

2.1.4.1. Chính sách tài chính của Nhà nước

phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, phân phối các nguồn tài chính.

Cơ chế quản lý tài chính tạo ra hành lang pháp lý, giúp cho quá trình

hình thành, tạo lập, sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực ngân sách phải đảm bảo, là công cụ điều phối các nguồn lực, đảm bảo hài hoà, cân đối và công bằng hợp lý trong công tác quản lý tài chính nóichung và quản lý ngân sách nói riêng, giúp thực hiện nguyên tắc thu đúng và đầy đủ, chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, cơ chế quản lý tài chính giúp việc tổ chức bộ máy, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trước kia với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo rất cao. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm, Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn lại phải huy động qua chính sách thu học phí của học sinh. Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô.

Giáo dục ngày nay có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương chính sách ấy mà Nhà nước ta có

sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Bước ngoặc đầu tiên là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày

16/01/2002, với Nghị định này đơn vị sự nghiệp có thu được trao quyền tự chủ về

tài chính, giúp tháo gỡ cho đơn vị những khó khăn vướng mắc trong điều hành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu từ đó hạn chế những tiêu cực, lãng phí làm tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tiếp đó là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015

thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

tài chính mà còn được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT là một bước cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp (Vũ Thị Nhài, 2012).

2.1.4.2. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học

Con người luôn là yếu tố trung tâm, quyết định mọi sự thành công hay

thất bại. Cho dù các điều kiện khác có tốt đến mấy mà con người không có trình độ để làm chủ thì hiệu quả đem lại là rất thấp. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo nhất làcán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị cấp trường là những người giỏi về chuyên môn nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý kinh tế.

Với cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng lớn, đòi hỏi phải có kiến thức về huy động vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nếu có kiến thức quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo họ sẽ khai thác hiệu quả các nguồn vốn, biết được cần đầu tư cái gì, đầu tư trong lĩnh vực nào, mức độ đầu tư ra sao, quản lý vốn như thế nào, tiết kiệm khâu gì, tăng thu nhập cho người lao động ra sao? (Nguyễn Ngọc Hùng, 2014).

2.1.4.3. Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm của ngành giáo dục

Công tác luân chuyển cán bộ viên chức ngành giáo dục được thực hiện hàng năm dựa vào luật viên chức và các quyết định của UBND tỉnh, quyết định và quy chế của UBND huyện. Việc điều động luân chuyển viên chức hàng năm nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn.

Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

(gọi tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TW) nêu rõ: “Đây là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ

lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị”; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ

Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Kết luận số 24-KL/TW) đánh

giá: “Kết quả luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X đã góp phần đào tạo được nhiều cán bộ” và “Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn, sát thực tếhơn”; Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010

của Chính phủ quy định: “Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn”.

Chuyển đổi vị trí công tácđối CBCCVC được thực hiện theo Luật phòng,

chống tham nhũng năm 2005, theo đó tại Khoản 1, Điều 43 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằmchủ động phòng ngừa tham nhũng”; Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCCVC, theo đó tại Điều 1 quy định: “Các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí

công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng” (Vũ Thị Nhài, 2012).

2.1.4.4. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của cơ quan tài chính

Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục đào tạo sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy quản lý cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chi

NSNN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm xuống. Với ảnh hưởng của nhân tố này theo quan điểm về lâu dài là từng bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giản biên chế gọn nhẹ, nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục đào tạo. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi NSNN cho giáo dục đào tạo để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục đào tạo (Nguyễn Ngọc Hùng, 2014).

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN nhằm mục đích gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 35)