Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh nam định (Trang 81 - 83)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm

cao nhất (28,2-31,1cm), dòng DT82 và LT7 có chiều dài bông thấp nhất và thấp hơn đối chứng ở cả hai vụ, hai điểm thí nghiệm. đều có chiều dài bông tương đương và cao hơn giống đối chứng, thuộc nhóm có độ dài bông từ trung bình đến dài, đạt tiêu chuẩn của một giống cho năng suất cao.

4.5.7. Chiều dài cổ bông

Theo các nhà nghiên cứu thì các dòng giống có độ thoát cổ bông lớn hơn 2 cm, nhỏ hơn 7cm là rất phù hợp với tiêu chuẩn chọn giống hiện nay, như vậy hầu hết các dòng giống tham gia thí nghiệm đều có độ thoát cổ bông tốt (từ 3,3-5,6 cm trong vụ Xuân và từ 2,7-4,9 cm trong vụ Mùa), phù hợp với yêu cầu của công tác chọn giống hiện nay.

Bên cạnh đó, điều kiện mùa vụ cũng ảnh hưởng đến chiều dài cổ bông của các dòng, giống. Trong vụ Xuân cây lúa trỗ và thoát cổ bông hơn trong vụ Mùa.

4.5.8. Chiêu cao cuối cùng

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, lúa được phân thành 3 nhóm chính: - Nhóm cao cây có chiều cao lớn hơn 150 cm.

- Nhóm trung bình có chiều cao từ 110 đến 140 cm - Nhóm thấp cây có chiều cao nhỏ hơn 110 cm.

Kết quả nghiên cứu về chiều cao cây cho thấy, tất cả các dòng, giống thí nghiệm đêu thuộc nhóm trung bình trừ dòng GL18 là thuộc nhóm cao cây với chiều cao dao động 154,8 - 167,3 cm. Giống có chiều cao thấp nhất gần với đối chứng là giống ĐH11 (108,9-115,9 cm). Nhìn chung chiều cao cây không bị biến động lớn theo thời vụ hay địa điểm thí nghiệm.

4.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM

Mỗi giống khác nhau đều có các đặc điểm khác nhau và thể hiện rõ nhất các đặc trưng của một giống, nhận biết được đặc điểm của từng giống giúp chúng ta đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển và độ thuần của chúng khi đưa vào sản xuất, từ đó có thể có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm thu được năng suất cao nhất. Theo dõi đặc điểm hình thái các dòng, giống thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm Dòng,

giống Màu sắc thân lá

Màu sắc mỏ hạt Kiểu đẻ nhánh Màu sắc tai lá Màu sắc hạt Thế lá

LT1 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu đỏ Đứng

LT2 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Đứng

LT5 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Vàng Đứng

LT7 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Đứng

LT8 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Đứng

ĐH11 Xanh vàng Trắng Gọn Trắng Vàng sáng Đứng

BMX Xanh vàng Trắng Hơi xòe Trắng Vàng sáng Hơi xiên

HB3 Xanh vàng Trắng Gọn Trắng Vàng Đứng

HB5 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Hơi xiên

GL18 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Xiên

DT82 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Nâu Hơi xiên

DT66 Xanh hơi đậm Trắng Gọn Trắng Vàng Hơi xiên

DT86 Xanh vàng Trắng Gọn Trắng Vàng Hơi xiên

BT7 (đ/c) Xanh TB Trắng Hơi xòe Trắng Nâu đỏ Hơi xiên

4.6.1. Màu sắc thân lá

Từ kết quả thể hiện trên bảng số liệu, qua theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung các dòng – giống tham gia thí nghiệm có màu sắc thân lá xanh hơi đậm. Có 4 dòng – giống có màu xanh vàng là ĐH11, BMX, HB3 và DT86, giống BT7 có màu sắc thân lá có mức độ xanh đậm hơn so với 4 dòng giống này nhưng nhạt hơn só với các dòng giống còn lại. Về lý thuyết các giống có màu sắc nhạt (xanh vàng) thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng và hiệu suất quang hợp thấp hơn những giống có màu đậm. Thực tế theo dõi trên cùng nền phân bón của thí nghiệm, phản ứng của các dòng giống này rõ rệt hơn, cụ thể: sau khi bón phân, màu sắc lá trở nên xanh đậm, lá vươn dài và yếu. Từ phản ứng trong thí nghiệm đế thực tiễn sản xuất, các nhà quản lý và kỹ thuật thường đưa ra khuyến cáo cần giảm lượng phân bón, quá trình bón nên kết thúc sớm và tập trung cho

giai đoạn đầu để hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ, nhất là bệnh bạc lá trong vụ mùa (đang áp dụng cho khuyến cáo đối ss giống BT7 tại Nam Định).

4.6.2. Màu sắc mỏ hạt

Màu sắc mỏ hạt là một đặc tính di truyền của giống, nó có ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của hạt thóc. Theo nhận xét và đánh giá của một số nhà chuyên môn cũng như nhà quản lý có kinh nghiệm thì những giống có mỏ hạt màu đậm (tím, nâu đậm…) thường có chất lượng thấp hơn, cơ bản chúng có nguồn gốc là lúa lai hoặc lúa thường nhưng bộ Gen chưa ổn định. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các dòng giống tham gia thí nghiệm đều có mỏ hạt màu trắng.

4.6.3. Kiểu đẻ nhánh

Trong bộ giống khảo nghiệm, nhận thấy dòng BMX có kiểu đẻ nhánh hơi xòe rộng hơn so với các dòng – giống còn lại, vì vậy khi phát triển giống này ra sản xuất rộng hơn chúng tôi khuyến cáo nên cấy tăng số dảnh cơ bản ban đầu (2- 3 dảnh) và mật độ cao hơn (xung quanh 45 khóm/m2).

Trong các dòng giống tham gia thí nghiệm thì cơ bản các dòng – giống giống đều đẻ nhánh gọn (chụm), đây là một đặc điểm tốt của giống cần được phát huy.

4.6.4. Thế lá (góc lá với trục thân)

Thế lá đứng là xu thế chọn giống hiện nay, là một chỉ tiêu qua trọng giúp cho cây lúa có khả năng quang hợp được cao, chịu thâm canh và hạn chế được sự phát sinh phát triển của sâu bệnh, đặc biệt là có thể tăng được mật độ cây dẫn đến có tiềm năng năng suất cao trong quần thể. Qua theo dõi thí nghiệm trong bộ giống tham gia khảo nghiệm có các dòng giống: BMX, GL18, DT82, DT86, DT66 và BT7 có thế lá hơi xiên (từ trên 30 độ), riêng giống GL18 có góc lá rộng (khoảng 45 độ). Theo dõi cụ thể thì đây là những giống có độ dài lá tương đối lớn. Vì vậy biện pháp kỹ thuật canh tác theo chúng tôi cần áp dụng đó là: Tăng mật độ cấy, bón phân sớm và tập trung lượng bón ngay giai đoạn đầu và kết thúc sớm, tăng lượng phân Kali để hạn chiế độ dài là và làm cho lá cứng cáp khỏe mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh nam định (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)