Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.9. Một số chỉ tiêu cơ lý gạo của các dòng, giống lúa thí nghiệm
khác nhau, mùa vụ khác nhau cho kết quả năng suất cũng khác nhau và trên một số dòng tiến hành thí nghiệm ở địa điểm khác nhau cũng cho năng suất khác nhau. Qua theo dõi các dòng giống thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Có những dòng có năng suất lý thuyết lớn nhưng năng suất thực thu lại không cao ví dụ như Hương Biển 5 năng suất theo lý thuyết đạt cao nhất 77- 94,6 tạ/ha trong khi năng suất thực tế chỉ đạt 44-53 tạ/ha. Sở dĩ như vậy là do có sự chênh lệch giữa bông chính và bông phụ trên khóm. Những dòng có sự chênh lệch giữa bông chính và bông phụ thấp thì năng suất thực tế gần với năng suất lý thuyết hơn và ngược lại. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà kỹ thuật trồng trọt làm thế nào để tỷ lệ hạt trên bông chính và bông phụ tương đương nhau.
4.9. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ LÝ GẠO CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng gạo sau khi kết thúc thí nghiệm trong vụ Mùa 2016 và thu được kết quả như trong bảng 4.9 dưới đây:
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu cơ lý gạo của các dòng, giống lúa thuần
(Mẫu thóc lấy trong thí nghiệm ở vụ Mùa 2016 tại Vụ Bản)
Dòng, giống Tỷ lệ gạo xay (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Chiều dài hạt gạo (mm) (D) Chiều rộng hạt gạo (mm) (R) Tỷ lệ D/R Tỷ lệ bạc bụng (%) Mức độ bạc bụng (% nội nhũ) LT1 77,5 68,1 6,3 2,3 2,7 0 0 LT2 76,2 71,0 6,4 1,8 3,6 0 0 LT5 78,7 69,3 7,0 2,5 2,8 15 3 LT7 77,5 69,1 6,5 2,0 3,3 0 0 LT8 75,8 69,4 7,0 2,0 3,5 0 0 ĐH11 78,4 70,1 7,0 2,0 3,5 0 0 BMX 78,6 70,3 6,5 2,0 3,3 0 0 HB3 79,1 68,3 6,0 2,0 3,0 20 6 HB5 78,7 67,5 5,0 1,5 3,3 0 0 GL18 79,9 68,5 7,7 3,0 2,6 21 10 DT82 78,7 67,2 7,5 2,5 3,0 18 5 DT66 79,6 68,6 8,0 2,5 3,2 0 0 DT86 78,5 70,2 7,2 2,5 2,9 13 2 BT7 (đ/c) 78,6 67,5 6,5 1,8 3,6 0 0 4.9.1. Chất lượng xay xát * Tỷ lệ gạo xay (%)
Qua bảng số liệu cho thấy : tỷ lệ gạo xay của các dòng giống tham gia thí nghiệm tương đối giống nhau và giống đối chứng trong khoảng 76,2%- 79,9%, chỉ có dòng LT8 là thấp hơn một chút đạt 75,8%.
Về tỷ lệ gạo xát khi đánh giá các dòng giống tham gia thí nghiệm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ gạo xát của hầu hết các dòng, giống tương đương và cao hơn với đối chứng BT7, chỉ có giống DT82 là thấp hơn không đáng kể, tỷ lệ gạo xát của dòng, giống có sự biến động từ 67,2 % (DT82) đến 71% (LT2). Trong số 13 dòng, giống thí nghiệm có 04 dòng, giống đạt tỷ lệ xát trên 70% là: LT2 (71%), ĐH11 (70,1%); BMX (70,3%); DT86 (70,2%). Một số dòng có tỷ lệ gạo xay cao nhưng tỷ lệ xát không cao như LT1 (tỷ lệ gạo xay 77,5%, tỷ lệ gạo xát 68,1%); GL18 (tỷ lệ gạo xay 79,9%, tỷ lệ gạo xát 68,5%) Có 7 dòng, giống có tỷ lệ gạo xát thấp hơn so với 2 giống đối chứng. Tỷ lệ gạo xát của các dòng giống tham gia thí nghiệm có sự biến động là do tỷ lệ gạo xát được quyết định bởi độ dày mỏng của vỏ cám, dòng giống
nào có lớp vỏ cám càng dày thì tỷ lệ gạo xát càng thấp.
4.9.2. Chất lượng thương phẩm của gạo và phẩm chất cơm
* Hình dạng hạt gạo
Khi nghiên cứu về thị hiếu của thị trường gạo, các nhà nghiên cứu thấy rằng, gạo dài và hình dáng thon thì được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đánh giá hình dạng hạt gạo của các dòng giống tham gia thí nghiệm. Kết quả đánh giá tại bảng 4.9 cho thấy:
- Chiều dài hạt gạo
Trong số 13 dòng, giống thí nghiệm chỉ có giống Hương Biển 5 có chiều dài hạt gạo rất ngắn là 5,0 mm; có 03 dòng, giống là Hương Biển 3, LT1, LT2 chiều dài hạt gạo thấp hơn đối chứng dao động 6,0-6,4 mm; có hai dòng LT7 và BMX chiều dài hạt gạo tương đương đối chứng và 07 dòng, giống còn lại cao hơn đối chứng và đều có chiều dài hạt gạo lớn hơn 7mm. Giống DT66 là giống có chiều dài hạt gạo lớn nhất 8,0 mm. Như vậy, nếu đánh giá theo xu hướng thị hiếu người tiêu dùng và tiêu chuẩn cho xuất khẩu hiện nay trong số 13 dòng, giống thí nghiệm có 09 dòng, giống phù hợp.
- Chiều rộng hạt gạo
Hầu hết các dòng, giống thí nghiệm đều có chiều rộng hạt gạo lớn hơn đối chứng trừ dòng LT2 (1,8 mm) và giống Hương Biển 5 (1,5 mm). Các dòng, giống còn lại chiều rộng hạt gạo của các dòng giống biến động từ 2,0 mm đến 3,0 mm (GL18).
- Dạng hạt
Về hình dạng hạt, nó được quyết định bởi chiều dài và chiều rộng của các dòng giống lúa. Sở thích người Nhật Bản, Triều Tiên, Châu Âu ưa chuộng những giống hạt tròn, dày, ăn ướt và mềm. Còn ở Việt Nam, Ấn Độ lại có sở thích ngược lại, thích ăn những giống có hạt thon dài, loại này khô cơm và nở cơm.
Qua bảng 4.9 cho thấy: trong các dòng, giống tham gia thí nghiệm có 10 dòng, giống có hạt dạng thon dài (tỷ lệ dài/rộng ≥3) bao gồm cả giống đối chứng và 4 dòng, giống có hạt dạng trung bình (tỷ lệ dài/rộng >2 và <3).
Như vậy qua đánh giá hình thái hạt chúng ta có thể xác định được những dòng giống có triển vọng để đưa ra thị trường vì thông thường các giống có dạng gạo thon dài lại kèm theo chất lượng ngon.
- Tỷ lệ bạc bụng
chứng chất lượng Bắc thơm 7, DT86 có bạc bụng nhưng tỷ lệ thấp 10%, tỷ lệ bạc bụng cao nhất là GL18 (21%)
Nói chung người tiêu dùng thường ưa chuộng gạo trong và không bị bạc trắng, vì vậy với 8 dòng, giống lúa không bị bạc trắng và giống DT86 có tỷ lệ bạc bụng thấp sẽ là những dòng, giống có nhiều hứa hẹn được chấp nhận trên thị trường gạo.