Kinh nghiệm quản lý nợ quá hạn của một số ngânhàng trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 36 - 38)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng HDBank Vũng Tàu

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh BR-VT, trong 8 tháng qua, các chi nhánh TCTD trên địa bàn tiếp tục triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất VNĐ, trong đó: đối với khách hàng DN nhỏ và vừa đang trực tiếp sản xuất kinh doanh, các khoản vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu được áp dụng lãi suất ngắn hạn từ 5%-7%, trung và dài hạn từ 7% - 9,5%; chương trình đồng hành cùng DN có lãi suất ngắn hạn 5%, trung và dài hạn 6,5% - 7%/năm; chương trình kết nối “Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2016”, lãi suất ngắn hạn từ 4,5% - 7%/năm, trung và dài hạn từ 6,5% - 9%/năm... Đến đầu tháng 9 - 2016, tổng dư nợ đầu tư cho các thành phần kinh tế của các TCTD đạt 46.250 tỷ đồng, tăng 10,94% so với đầu năm, tương đương 4.560 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư của các TCTD trong thời gian qua góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đi đôi với tăng trưởng dư nợ cho vay, vấn đề ngăn ngừa nợ xấu phát sinh (theo phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5) và xử lý nợ quá hạn luôn được các TCTD đặc biệt quan tâm. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cho biết, do khó khăn chung của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay vốn, nên tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh này có nguy cơ tăng. Do đó, chi nhánh đã thành lập một tổ công tác chuyên xử lý nợ quá hạn, cơ cấu lại nợ, đồng thời tăng cường nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, dự án đầu tư của khách hàng trước khi quyết định việc cho vay.

Nhận thức nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh tiền tệ, do vậy, cùng với với hoạt động cho vay trong 8 tháng qua, các chi nhánh TCTD trên địa bàn cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm giúp khách hàng chủ động cân đối lại nguồn vốn, trả nợ đúng hạn, giảm nợ xấu phát sinh. Đến nay, các chi nhánh TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 288 khách hàng với dư nợ 651,2 tỷ đồng, trong đó có 6 khách hàng DN được cơ cấu lại nợ với dư nợ 565 tỷ đồng. Nhờ vậy, đến cuối tháng 8-2016, nợ xấu trên địa bàn chiếm 2,59%/tổng dư nợ, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Lợi, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh BR-VT cho biết: Không có quy định chung về tỷ lệ nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, tránh gây tác động xấu đến nền kinh tế, cách đây hơn 1 năm, cùng với việc áp dụng chuẩn mới cho phân loại nợ tín dụng, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành văn bản hợp nhất yêu cầu các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên so với tổng dư nợ, phải triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ quá hạn để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch xử lý nợ xấu được NHNN phê duyệt trước ngày 30-9-2015. TCTD nào chưa đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% trước thời hạn này sẽ không được xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, lắp thêm máy ATM, mở mới văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới, nghiệp vụ kinh doanh mới… Như vậy, việc giảm nợ xấu không phải chỉ tính chung cho cả hệ thống mà được áp dụng đối với từng hệ thống TCTD cụ thể.

Hiện nay, việc giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 3% vẫn đang được từng hệ thống TCTD áp dụng làm quy chuẩn để triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện xử lý nợ quá hạn. “Cơ quan thanh tra - giám sát của Chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT thường xuyên thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ, chấn chỉnh, nhắc nhở các chi nhánh TCTD trên địa bàn giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% trên tổng dư nợ của từng đơn vị”.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắc Nông

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, tính đến hết năm 2015, nợ quá hạn vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh là hơn 12 tỷ đồng, chiếm 0,7% so với tổng dư nợ. Trong năm 2016, với mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,5% so với tổng dư nợ, ngay từ đầu năm, Chi nhánh đang tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp.

Thực tế, trong tổng số hơn 12 tỷ đồng nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh, số nợ đối với những trường hợp đang còn dư nợ nhưng đã rời khỏi địa phương chiếm tỷ lệ khá lớn, với hơn 5 tỷ đồng. Thời gian qua, việc phối hợp trong công tác quản lý, giám sát đối tượng vay vốn giữa Chi nhánh NHCSXH với các địa phương chưa thực sự chặt chẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Ông Phạm Ḥa, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô cho hay: “Việc phối hợp giữa ngân hàng với các địa phương trong công tác xử lý

những hộ còn dư nợ cố tình bỏ trốn còn nhiều điều đáng bàn. Bởi vì, về phía ngân hàng dựa trên danh sách các hộ dân đủ điều kiện vay vốn mà các xã gửi lên để giải ngân vốn, còn việc rà soát nơi ăn, chốn ở, điều kiện thì chính quyền sở tại mới là cấp quản lý trực tiếp. Cũng vì thế, ngân hàng rất khó nắm bắt được chính xác thời gian các hộ rời khỏi nơi cư trú để có biện pháp thu hồi nợ”.

Cũng theo ông Phạm Hòa thì rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, hiện tại, nếu phát hiện các giao dịch mua bán, liên quan đến các hộ đang vay vốn, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tạm thời ngừng giao dịch, nhằm tránh tình trạng người dân chưa trả nợ Nhà nước đã bán tài sản rời khỏi địa phương.

Theo ông Đào Thái Hòa, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, một trong những giải pháp đang được đơn vị đẩy mạnh triển khai là đối chiếu, phân tích nợ. Theo đó, đơn vị đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công lãnh đạo, cán bộ xuống các phòng giao dịch tham gia cùng đối chiếu để hướng dẫn, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, từ đó, có hướng xử lý kịp thời.

Trong công tác đối chiếu nợ, đơn vị đã lồng ghép nội dung đối chiếu với công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, quyền và nghĩa vụ của người vay vốn, trả nợ, lãi… Việc ký cam kết trả nợ, lãi đối với những hộ chây ỳ không trả nợ, cũng như kiện toàn các tổ TK&VV yếu kém cũng được Chi nhánh quan tâm.

Cũng theo ông Hòa, đối với những hộ đã rời khỏi địa phương, đơn vị phối hợp với các chi nhánh NHCSXH ngoài tỉnh, nơi mà các hộ tới định cư để tiến hành nắm bắt thông tin. Về phía những hộ dân đã tìm được địa chỉ, Chi nhánh vận động các hộ từng bước hoàn trả tiền cho Nhà nước. Còn những trường hợp có dấu hiệu bỏ trốn, Chi nhánh phối hợp với các địa phương thu hồi nợ trước khi giải quyết các thủ tục hành chính về chuyển nhà, chuyển khẩu, tách hộ, mua bán đất đai, nhà cửa, nhằm hạn chế các khoản nợ xấu tăng cao[18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 36 - 38)