Định hướng hoạt động kinh doanh củaAgribank chi nhánh huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 86 - 87)

Lương Thái Nguyên

Cải tiến đổi mới các dịch vụ của Agribank, giảm thiểu một cách tối đa quy trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ, làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của Agribank.

Giữ vững vị trí ngân hàng hàng đầu về hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Phát huy lợi thế về mạng lưới và nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ, trong đó tập trung ưu tiên khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển dịch vụ tín dụng cùng chung nhịp với hệ thống Agribank. Đó là phát triển dịch vụ bám sát với ‘‘Tam nông’’, đồng thời hoàn thiện và phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ lâu dài.

Không ngừng củng cổ ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao sức cạnh tranh, giữ vai trò chủ lực tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, an toàn hiệu quả bền vững, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã xử lý rủi ro, giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro và chi phí khác, nâng cao khả năng tài chính, đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động;

Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng đa dạng , tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và thu ròng dịch vụ, mở rộng hoạt động bán lẻ, gia tăng số lượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả; tiếp tục ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tích cực thu hồi nợ xấu nợ tiềm ẩn rủi ro, ngăn ngừa hạn chế nợ xấu phát sinh, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn; tập trung huy động vốn gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ; tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn; đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 86 - 87)